Nữ hộ sinh đang mang thai trút hơi thở cuối cùng bên đồng nghiệp: Bà bầu thật cẩn thận với nCoV

Điều khủng khiếp nhất trong đại dich không phải là tiền tài, vật chất, cắt đứt sự giao tiếp trong xã hội mà là sự chia cắt của người với người ở hai thế giới. Chỉ ít phút trước, người đó vẫn còn trước mặt bạn nhưng sau đó thì bệnh tiến triển nhanh rồi ra đi bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ, t.ử thần gần chúng ta như vậy.

Mới đây, một nữ hộ sinh đã qua đời vì nhiễm bệnh khi đang làm nhiệm vụ. Xót xa hơn, nữ hộ sinh còn đang là một thai phụ. Vậy là một thi hai mạng.

Nữ hộ sinh đang mang thai hơn 20 tuần qua đời vì nC.oV

Quá đau xót vì sự ra đi của 2 mẹ con đồng nghiệp bác sĩ Nguyễn Hồng Chương – giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã viết trong bức thư chia buồn:

‘Điều khủng khiếp nhất của đại dịch không chỉ còn là sự chia cách tình thân, cắt đứt sự giao tiếp trong xã hội. Mà nó còn đẩy những người nhiễm và người qua đời vào hoàn cảnh đơn độc tới tận cùng.

Nữ hộ sinh Thùy Trinh cùng những bệnh nhân n.CoV không may phải chấm dứt sự sống của mình trong sự tàn nhẫn do đại dịch nC.o.V. Chúng tôi đau xót nhưng cũng tự hào vì sự hy sinh của một người đồng nghiệp sẽ góp phần mang lại sự sống cho rất nhiều người ở lại’.

Được biết, nữ hộ sinh này là D.N.T.T (32 tuổi, nhân viên khoa sản, BV Đa khoa tỉnh Bình Dương). Nữ hộ sinh qua đời vì nhiễm nC.oV.

Cô bị nhiễm và được điều trị tại bệnh viện dã chiến (phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên). Đây là BV dã chiến được trưng dụng từ cơ sở có sẵn của BV tâm thần tỉnh Bình Dương. Và cũng đồng thời là nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân ở tầng 3 (thuộc nhóm bệnh nhân nặng và rất nặng).

Cách đây hơn 1 tuần, nữ hộ sinh nhiễm n.CoV và trở nặng. Cuối cùng, tối 16/8, nữ hộ sinh trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện trong sự xót xa của đồng nghiệp. Đây cũng là nhân viên y tế đầu tiên của tỉnh Bình Dương qua đời vì nC.oV.

Cô  đang mang thai nên chưa tiêm vắc xin.

BS Chương tin rằng, gia đình, đồng nghiệp vẫn luôn tự hào về ‘người chiến sỹ áo trắng’ đã ra đi trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sự hy sinh ấy chưa bao giờ là vô nghĩa.

Ông hy vọng mọi người hãy biến đau thương thành hành động. Mỗi người một mặt trận, một nhiệm vụ. Chúng ta của hiện tại cần chung sức đồng lòng để chiến thắng ‘giặc nC.oV’. Có như thế thì mới sớm chấm dứt được những ngày đau thương, mới không phụ sự hy sinh, nỗi mất mát của ‘chiến sĩ áo trắng’.

‘Nhất định phải đem lại cuộc sống mạnh khỏe, an vui cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn thể dân tộc Việt Nam’, ông viết. Có như thế thì anh linh của nữ hộ sinh nói riêng và những ‘chiến sĩ áo trắng’ nói chung qua đời vì đại dịch mới được an ủi.

Đồng nghiệp xót xa, đưa tiễn nữ hộ sinh về nơi chín suối. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Hiện nay, Bình Dương là địa phương có số ca nhiễm lớn thứ 2 sau TP. HCM. Tính tới nay, địa phương này đa xghi nhận gần 50.000 người nhiễm và có 390 ca không qua khỏi. Mỗi ngày, địa phương này ghi nhận số ca nhiễm mới dao động từ 3 – 4.000 ca, có khi hơn. Trong tỉnh Bình Dương, TX Tân Uyên đang là một trong điểm nóng của tỉnh khi có số ca dương tính nhiều nhất.

Bình Dương lại là địa phương sở hữu nhiều khu công nghiệp với lượng công nhân lớn. Do đó, Bình Dương đang gặp khó khăn lớn trong công tác kiểm soát dịch. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương này cho biết đã ghi nhận những dấu hiệu đáng mừng khi số ca nhiễm bắt đầu giảm. Hy vọng, với đà này, Bình Dương sẽ nhanh chóng kiểm soát được đại dịch và trả lại người dân cuộc sống bình thường.

Phụ nữ mang thai nhiễm nC.oV vô cùng nguy hiểm vì rất dễ chuyển nặng

Đó là nhận định của PGS. Trần Danh Cường (GĐ BV Phụ sản Trung ương). Theo ông Cường, các nghiên cứu trên thế giới nhất là Trung Quốc cho thấy: Phụ nữ mang thai hoặc không mang thai đều có nguy cơ nhiễm virus như nhau. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai khi nhiễm thì dễ bị diễn biến nặng hơn vì một số lý do. Cụ thể:

+ Trong khi thai nghén, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm. Đây là yếu tố khiến cơ thể mẹ khó chống đỡ với virus.

+ Khi mang thai, tử cung to đẩy cơ hoành lên cao khiến dung tích phổi giảm xuống, cản trở hô hấp. Trong khi đó, nhu cầu về oxy của phụ nữ mang thai lớn hơn bình thường rất nhiều vì còn nuôi em bé.

+ Thai nghén có tình trạng giữ nước trong cơ thể nên gây hiện tượng phù. Nhất là phù niêm mạc đường hô hấp trên dẫn tới tổn thương đường hô hấp trên.

Ông Cường nhấn manh: Đây là những lý do khiến thai phụ mắc nC.oV rất dễ bị chuyển biến xấu, trở nặng. Chưa kể nếu thai phụ có bệnh nền như lớn tuổi (trên 35 tuổi), béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mãn tính ở phổi… thì còn nguy hiểm hơn. Bởi bản thân những bệnh nền này cũng đã khiến thai nghén có biến chứng rồi, lại thêm nC.oV nữa thì rất nguy.

Khi thai phụ trở nặng buộc phải nằm ở trung tâm hồi sức, can thiệp thở máy, ECMO. Thậm chí, nguy cơ cả mẹ và con qua đời là rất cao.

Ông Cường cũng nhận định: Việc chăm sóc và điều trị n.Co.V cho phụ nữ mang thai thể nặng rất khó. Bởi là một người nhưng lại có hai mạng sống. Thai nhi sống là nhờ hô hấp của người mẹ. Thế nên, mẹ bị suy hô hấp thì dễ gây suy thai. Do đó, nếu thai phụ bị suy hô hấp phải mổ lấy thai ngay. Nguy cơ sinh con non tháng cũng cao gấp 3 lần nếu nhiễm n.CoV.

Mới đây nhất BYT đã cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vắc xin

Trước đó, phụ nữ mang thai được xếp vào nhóm ‘trì hoãn’ tiêm chủng nhưng theo quyết định mới, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và đang cho con bú có thể tiêm phòng vắc xin cov.id. Các mẹ nên xem xét để quyết định đúng đắn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con trong giai đoạn dịch bệnh khó lường như hiện nay

Nguồn: Tổng hợp

https://www.webtretho. com/f/benh-thuong-gap/nu-ho-sinh-dang-mang-thai-trut-hoi-tho-cuoi-cung-ben-dong-nghiep-ba-bau-that-can-than-voi-ncov

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *