Đúng là tiền bạc vật chất đôi khi khiến người ta mất đi tình cảm gia đình
Ở làng Đầu Cầu có một ông già tên là Lưu Hải. Ông và vợ có 3 người con trai. Năm đó, vì để nuôi 3 đứa con, ông Hải đã lên thành phố làm thuê. Ông đã phải làm rất nhiều những công việc khó khăn vất vả, vừa khổ vừa mệt, nhưng vì 3 đứa con, ông nghĩ dù vất vả thế nào cũng đáng giá.
Vì ông quanh năm suốt tháng làm việc xa nhà (vì đất nước Trung Quốc rộng lớn, đi từ tỉnh nọ sang tỉnh kia xa như đi từ Việt Nam sang nước ngoài vậy. Riêng một tỉnh Quảng Tây Trung Quốc đã có diện tích lớn gần tương đương với nước Việt Nam), chỉ đến tết mới về nhà, nên suốt thời gian đó, rất ít khi ông chung sống, ở bên các con của mình. Sau nhiều năm, tuổi tác càng ngày càng cao, nhưng ông vẫn phiêu bạt bên ngoài, một lòng muốn kiếm nhiều tiền hơn cho các con.
Mãi cho tới khi ông 60 tuổi, thân thể không chịu đựng được nữa, ông mới có ý định quay về quê hương an hưởng tuổi già. Bởi vì ở gần các con thì ít, mà xa cách thì nhiều, cho nên ông không hiểu nhiều về những đứa con của mình. Ông quyết định giả vờ làm người ăn mày trở về nhà, để dò xét thái độ của các con.
Khi về tới cổng làng, ông thay bộ quần áo rách rưới, và cố tình làm cho cơ thể mình bẩn thỉu và cõng theo một cái túi lớn, trông rất giống một ông ăn mày đáng thương. Trước tiên ông đến nhà con trai cả, gõ cửa.
Ông lão nói với con trai lớn: “Con trai, bố đã về”. Người con trai lớn nhìn ông Hải từ đầu đến chân, mặt anh ta sầm lại, đen sạm, anh ta đẩy ông già ra và nói: “Ông dám giả làm bố tôi à, bố tôi làm ăn trong thành phố có khối tiền, ông ấy vừa mới gửi tiền cho tôi tháng trước xong.”
Ông Hải nói: “Bố là bố của con, sao con lại nói thế? Công việc kinh doanh của bố phá sản rồi, thất bại rồi, vì vậy mới ra nông nỗi này.”
Người con trai cả tiếp tục nói: “Nếu việc kinh doanh thất bại thì đừng quay lại nữa. Bố phải quay sang làm việc khác chứ. Mà sao bố lại ăn mặc bộ dạng này về đây. Ít ra thì cũng phải mặc bộ quần áo tử tế và sạch sẽ một chút chứ. Thôi bố sang nhà thằng hai mà ở tạm vậy. Vợ con nó cũng chẳng ra sao, ở lại thì bố cũng mệt mà con cũng mệt.”
Ông Hải rơi nước mắt và đến nhà của đứa con trai thứ hai.
Người con trai thứ hai vừa lúc đi ra ngoài suýt nữa thì va phải ông. Ông lão vui vẻ nói: “Con ơi, bố về rồi”.
Người con trai thứ hai ngây người nhìn ông lão một lúc, rồi đưa ông vào nhà. Anh ta bảo ông lão đi tắm. Khi tắm xong, ông đi ngang qua phòng của vợ chồng họ.
Ông nghe thấy họ bàn bạc với nhau muốn đưa ông sang nhà người con trai cả nuôi, vì anh cả có tiền lại là con trai trưởng. Ông lão cảm thấy chán nản và thất vọng.
Để mặc hai vợ chồng họ bàn nhau ở đó, ông quay lại, ăn mặc đúng bộ quần áo rách dưới và bẩn thỉu đi gặp người con trai út. Khi đến nhà con trai út, thấy bộ dạng của ông lão, anh ấy rơi nước mắt và nói: “Bố ơi, sao bố lại như thế này? Ở bên ngoài không tốt sao bố không bảo con đi đón bố về. Sau này bố đừng đi đâu nữa. Ở lại nhà với vợ chồng con thôi.”
Người con út quay sang nói với vợ: “Hương Lan à, em đi lo nước nóng để tắm cho bố đi, để anh đi ra ngoài mua chút đồ ăn về cho bố, chắc bố đói lắm rồi.”
Nói xong, anh liền lấy xe máy đi ra ngoài thị trấn mua cá và thịt về.
Ông nhìn thấy vợ chồng người con út đối đãi như vậy trong tâm ông cũng được an ủi phần nào. Nhưng ông vẫn nói với họ: “Hai con à, bố làm ăn thất bại rồi, không có tiền cho các con. Giờ lại già cả yếu ớt, ở với các con thì sợ các con vất vả lo cho mình lại phải lo cho bố.”
Con trai út nói: “Bố ơi, bố nói cái gì thê? Người ta nói trẻ cậy cha, già cậy con. Bây giờ bố không được khỏe thì vợ chồng con phải chăm lo cho bố chứ. Từ giờ trở đi, vợ chồng con sẽ chăm lo cho bố, bố đừng có đi lang thang nữa.
Con dâu cũng nói: “Bố ơi, bố cứ yên tâm, trước đây tháng nào bố cũng gửi tiền về cho chúng con, nên bây giờ chúng con mới có được cuộc sống như thế này. Bây giờ bố già yếu rồi cũng không phải nghĩ đến chuyện tiền nong nữa. Để chúng con chăm lo cho bố”
Ông Hải xúc động rơi nước mắt. Buổi chiều đó cả nhà ăn cơm quây quần vui vẻ bên mâm nhau. Ăn cơm xong hai con ông còn đi lo dọn giường chiếu sạch sẽ ấm áp cho ông nằm. Tối đó con út ngủ cùng bên ông, hai người nói nhiều chuyện, mãi tới khuya mới ngủ.
Sáng hôm sau, con dâu làm bát mỳ gạo với thịt lợn mà ông thích. Rồi họ cùng hàn huyên, nhâm nhi tách trà bên nhau. Uống nước xong một lát, ông Hải lấy từ trong chiếc túi lớn ra một sấp tiền mặt trị giá 200 triệu đồng và một số tiết kiệm trị giá 2 tỷ đồng. “Ông nói đây là số tiền tiết kiệm của bố dành cho các con. Và từ giờ trở đi, bố sẽ ở với các con.”
Con út ông nói: “Bố ơi, bố đã vất vả vì con nhiều lắm. Giờ bố già rồi, con nên phải nuôi bố, chăm lo cho bố, bố không cần phải đưa tiền cho con. Bố giữ lại, cho các anh con mỗi người một ít.”
Ông Hải nhớ lại cách xử sự của hai con trai lớn, ông không muốn cho họ số tiền này. Kinh doanh lúc được lúc mất, được số tiền này cũng chẳng dễ dàng gì.
3 tháng sau, khi chuyển số tiền ở số tiết kiệm sang tên của mình, vợ chồng người con út đã lặng lẽ mang cho mỗi người anh 500 triệu đồng. Hai người anh hối hận vì đã có những ý nghĩ bất hiếu với cha mình.
Báo hiếu cha mẹ từ những điều giản dị nhất
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
Khi cha mẹ còn tại thế, chúng ta săn sóc, cung phụng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh việc chăm sóc về tiện nghi vật chất, tình thương yêu, lo lắng phát xuất tự đáy lòng của người con hiếu thảo mới thực sự là ngọn lửa sưởi ấm lòng cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại. Vì thực tế, có những gia đình giàu có, cha mẹ nào có thiếu đồ ăn, thức uống; nhưng các cụ hòa cơm với nước mắt, nuốt buồn phiền, đắng cay hàng ngày.
Món ngon vật lạ kèm theo tình cảm lạnh nhạt, hắt hủi của đứa con bất hiếu, có lẽ nếu đánh đổi lấy cuộc sống đạm bạc, nhưng tràn đầy tình thương hiếu thảo, thì bất cứ ai cũng sẵn sàng. Chúng ta cũng từng thấy không ít gia đình khó khăn vật chất, mà cuộc sống đơn sơ của họ vẫn ấm áp tình người, rực sáng hạnh phúc, nhờ ở lòng hiếu thảo và việc làm hiếu đễ của con cái dành trọn vẹn cho cha mẹ, ông bà.
Báo hiếu theo Phật dạy, chúng ta tìm cách tác động cho cha mẹ kính tín Tam bảo và phát tâm sống theo Chánh pháp. Nhờ tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, buồn phiền của họ tạm lắng yên, tâm hồn nhẹ nhàng an vui, vì chúng ta biết rõ pháp Phật có công năng rửa sạch phiền não trần lao. Khi đã hướng tâm về Tam bảo, vui được với pháp, với bạn đạo, với cảnh chùa, giúp họ nhận ra những việc làm cần thiết cho quãng đời còn lại, trước khi từ bỏ huyễn thân. Từ đó, ý thức cái vô thường sắp đến, phải lo chuẩn bị hành trang đi về thế giới khác, nên không còn đòi hỏi, ham muốn nhiều, không còn bực bội, khó khăn với con cái.
Nói cách khác, khi cha mẹ phát tâm tu, khắc phục được nghiệp, không buồn phiền, than vãn, thì phước lạc tăng trưởng, tâm hồn vui tươi, chẳng mong cầu mà cuộc sống vẫn dư dả. Sống cuộc đời đạo đức, tâm hồn thanh thản, thì khi nhắm mắt lìa đời, họ có thể sanh về thế giới an lành.