Trừ mẹ ra, trong nhà không còn ai làm việc nhà?
Gần như chuyện làm việc nhà mặc nhiên được định sẵn cho các bà mẹ. Ngay chính bản thân họ cũng cho rằng đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cho dù họ cũng phải ra ngoài kiếm tiền, về nhà chăm con, nếu ăn, dạy con học. Nhưng nếu một bà mẹ đình công không làm việc nhà trong 3 ngày thì sao? Kết quả thu về vô cùng mỹ mãn cho một bà mẹ đã quá mệt mỏi vì quần quận với “công chuyện” nhà.
Hồ hởi khoe thành quả của mình sau 3 ngày “off” việc nhà, một bà mẹ kết luận: “Đôi khi chúng ta phải lười một chút để chồng con thấy được vai trò của mình như thế nào, không thì họ luôn nghĩ rằng nhà cửa luôn tự nhiên gọn gàng, bát đĩa luôn tự nhiên sạch, và bếp thì luôn đỏ lửa”
Có mẹ, cả nhà sẽ không ai phụ việc nhà. Một bà nội trợ đã quyết định đình công
Cả nhà luôn ăn xong rồi để mặc chén đĩa ở bếp, quần áo thay ra thì quăng tứ tung
Một người mẹ toàn thời gian là gì? Trong suy nghĩ của nhiều người, đó là một người siêu nhàn. Không phải ra ngoài đối mặt với áp lực làm việc, muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ, không cần kiếm tiền nhưng vẫn có tiền xài.
Nhưng hãy nhớ rằng, người đi làm công còn có 48 giờ để nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng. Một người mẹ ở nhà toàn thời gian thì không. Các bà mẹ có rất nhiều công việc hàng ngày phức tạp, bao gồm: chăm sóc một hay nhiều em bé, nấu ăn, nội trợ, dọn dẹp, … thậm chí nếu con khóc đêm khuya, mẹ phải dậy dỗ dành. Ngay cả người trông trẻ theo giờ, được trả lương, còn có thời gian nghỉ ngơi. Một bà mẹ toàn thời gian không có lương nhưng có nhiều công việc tương đương với làm việc 24 giờ một ngày. Nếu nghỉ ngơi, ai sẽ nấu ăn, quét nhà, rửa bát, phơi đồ…?
Có mẹ chu toàn trong gia đình không có nghĩa là các thành viên trong gia đình không phải làm việc nhà. Một người mẹ gần như kiệt sức bởi cô luôn tự mình đảm đương mọi công việc nhà, các thành viên trong gia đình không bao giờ giúp đỡ. Nhưng đỉnh điểm là gần đây, khi cô than phiền với chồng rằng anh nên làm việc nhà để làm gương cho con trai thì anh thản nhiên bảo “Em ở nhà có phải làm gì nhiều đâu mà kêu ca, chẳng ai sung sướng nhàn nhã như em đâu. Em cứ đi hỏi mấy cô bạn của em xem đi làm vất vả thế nào”
Người mẹ không thể chịu đựng được và quyết định đình công, cô nói với chồng: “Người ta đi làm còn có ngày nghỉ, 5 năm nay em lúc nào cũng quần quật, em thậm chí còn không có thời gian cho riêng mình. Em quyết định em sẽ bắt đầu nghỉ ngơi, kể từ ngày mai”
Ba ngày sau cuộc đình công của người mẹ, cả gia đình hỗn loạn và khủng khiếp như địa ngục
Cả gia đình có 3 thành viên, gồm hai vợ chồng và một bé trai. Ngày thường họ không chỉ nấu bữa tối mà cả buổi sáng và buổi trưa, vì người chồng không muốn ăn ở bên ngoài. Tất cả chén đĩa dồn đến cuối ngày. Có lần người vợ đề nghị chồng mua máy rửa bát gia đình nhưng anh cho rằng nó rất lãng phí và tốn chỗ. Mỗi buổi tối sau khi rửa hết chồng bát đĩa tương đương với một bữa ăn nhà hàng, người mẹ cảm thấy mệt mỏi với công việc vô tận này. Vì vậy, cô quyết định chỉ chăm con và nấu ăn mà không rửa bát, và không bao giờ thỏa hiệp. Hai ngày sau, như cô đã tưởng tượng, một đống xoong nồi đổ đầy bồn rửa và mặt bàn.
Đồng thời, cô cũng không còn bổ sung giấy vệ sinh hoặc các vật dụng khác. Bởi vì mọi người trong gia đình đều tin rằng khi giấy vệ sinh hoặc vật dụng được sử dụng hết thì sẽ có người tự động để vào, và dù là người cuối cùng sử dụng thì họ cũng không thèm quan tâm xem có nên lấy cái mới để vào không. Người gặp nạn lần này chính là chồng, mặc anh gào thét trong nhà vệ sinh, người vợ nhất quyết không giúp. Cô phũ phàng nói: “Xin lỗi, em đang đình công. Không phải vì không có ai ở nhà, mà vì vợ anh cần được nghỉ ngơi”
Sau đó, vì không có ai gom đồ vứt lung tung đi giặt, phơi quần áo, phân loại quần áo, gấp quần áo và xếp vào ngăn tủ, nên bắt đầu xảy ra chuyện. Quần áo bẩn xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong nhà, người chồng nhăn nhó vì đi làm với chiếc áo nhăn đùm nhăn đeo. Trong nhà xảy ra cảnh hỗn loạn chưa từng thấy nhưng mọi người vẫn nhắm mắt làm ngơ.
Vào ngày thứ ba của cuộc đình công của, một điều rất thú vị đã xảy ra. Người chồng nổi tiếng chỉnh chu đã vớ đại chiếc thìa ăn dặm của con để pha trà. Rõ ràng anh rất cứng đầu và không muốn là người dọn dẹp bát đĩa, nhưng anh không thể bỏ thói quen uống trà. Thế nên đành phải vớ tất cả những gì còn lại. Người mẹ khoái chí cho biết: “Tôi phải cố lắm mới không cười phá lên”
Sự cố này dường như là một bước ngoặt cho cuộc “đình công”. Vào ngày kế tiếp, người chồng đã chịu rửa bát đĩa dơ trong bồn.
Kể từ đó, anh biết rằng việc nhà là vô tận, từ ngày này sang ngày khác.
“Chồng tôi bắt đầu rửa bát đĩa, xử lý món xúc xích phô mai đã nằm trong chảo ránngày nay, bồn rửa mặt không còn đầy bát đĩa bẩn. Anh cũng làm sạch nhà vệ sinh và bổ sung giấy, tăm, đường, muối…
Người mẹ hào hứng chia sẻ: “Đó là một ngày trọng đại, điều tôi mong đợi đã xảy ra!”
Mặc dù sau đó cô phải tráng lại bát đĩa vì chồng rửa không sạch, sấy lại quần áo vì anh ấn nhầm nút, nhưng cuộc đình công 3 ngày của mẹ chắc chắn đã có kết quả.
Điều kỳ diệu đã xảy ra sau 3 ngày đình công, từ trái qua: Nhà cửa gọn gàng, thùng rác ngoài sân lần đầu tiên được đem đi đổ sau 1500 ngày chỉ duy nhất mẹ làn, “cô Tấm” đã chịu xắn tay bỏ thức ăn thừa vào thùng rác và rửa bát, nhận tiện nhà vệ sinh cũng được bổ sung thêm giấy
Cư dân mạng khen ngợi người mẹ hết lời. Mặc dù nhiều người cho rằng mẹo này không phù hợp với tất cả mọi người, vì nhiều người bà mẹ không chịu được cảnh bừa bộn, bẩn thỉu ở nhà nên cuối cùng họ phải tự tay làm. Tuy nhiên, cách làm này là một lời nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải trả đủ thời gian nghỉ ngơi cho mẹ. Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, các bà mẹ là “người nhà”, không phải người hầu, gia đình phải cùng làm.