Phát hiện “khắc tinh” của COVID-19, có khả năng chống lại biến chủng Delta trên cơ thể lạc đà cừu

Không chỉ ngừa biến chủng Delta, kháng thể từ hệ miễn dịch của lạc đà alpaca còn có khả năng chống lại chủng Alpha của SARS-CoV-2, hạ nguy cơ mắc COVID-19.

Nghiên cứu mới từ các chuyên gia thuộc Viện Max Planck, kết hợp Trung tâm Y tế đại học ở Göttingen (Đức) cho biết, ở lạc đà cừu Nam Mỹ (lạc đà alpaca) có chứa chất có khả năng chống lại các biến thể của virus gây ra COVID-19. Theo đó, nhóm chuyên gia đã mô tả cách các nano đặc biệt từ hệ miễn dịch của loài lạc đà này dựa trên khả năng chịu đột biến ổn định.

Hệ miễn dịch của lạc đà không bướu hay lạc đà cừu Nam Mỹ có thể ngừa các biến thể gây ra COVID-19.

Các nhà nghiên cứu nhận định, những kháng thể nano có khả năng liên kết, vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 tốt hơn các kháng thể được phát triển trước đó lên tới 1.000 lần. Những kháng thể nano này được gọi là kháng thể đơn miền, kích thước nhỏ và kết cấu đơn giản hơn song tiềm năng lại lớn hơn các loại “tiền nhiệm”.

Mặt khác, loại kháng thể mới phát triển cho thấy hiệu quả cao, phát huy tác dụng tốt với những trường hợp đột biến thoát miễn dịch. Điển hình như các yếu tố được thấy trong dòng Alpha, Delta hay Beta, Gamma, Iota…

Khả năng vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 của các kháng thể mới phát triển được đánh giá hiệu quả hơn loại trước đó khoảng 1.000 lần.

Theo chia sẻ của Giáo sư Matthias Dobbelstein (Giám đốc Viện Ung thư phân tử của UMG), khả năng chịu nhiệt của những kháng thể nano mới được phát hiện lên đến 95 độ C. Ngoài ra, ở mức nhiệt này, các chức năng vẫn được bảo toàn, nhờ vậy dễ được đưa vào sản xuất, điều chế thuốc cũng như bảo quản sau đó.

Cũng theo chuyên gia, quá trình cơ thể tiếp nhận kháng thể nano mới cũng sẽ đơn giản hơn. Thông qua hoạt động thở, hút vào là có thể trung hòa virus trực tiếp.

Trước đó, các nhà nghiên cứu Chile đã công bố phát hiện kháng thể “mạnh nhất thế giới” cũng ở loại lạc đà không bướu này.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã trích kháng thể nano từ máu lạc đà alpaca. Từ 1 tỷ kháng thể, chuyên gia sẽ sàng lọc phiên bản tốt nhất để tiến hành thí nghiệm. Hiện, quá trình nghiên cứu vẫn đang được xúc tiến để sớm tạo ra loại thuốc có tính ứng dụng cao trong việc phòng chống dịch bệnh.

Kháng thể nano từ máu lạc đà alpaca được kỳ vọng sẽ có ích cho việc điều chế thuốc phòng COVID-19.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn làm thí nghiệm, cấy protein đột biến ở SARS-CoV-2 vào một số con lạc đà không bướu. Sau đó, chuyên gia sẽ quan sát hiệu quả của các kháng thể nano trong người chúng để xem lạc đà có khả năng tạo ra kháng thể khi xuất hiện đột biến mới hay không. Dù chưa có kết quả cuối cùng song các tín hiệu thành công vẫn được đánh giá rất tích cực.

Nguồn:
https://nld.com.vn/khoa-hoc/phat-hien-khac-tinh-cua-covid-19-o-lac-da-cuu-chong-lai-bien-chung-alpha-delta-20210805092527639.htm
https://www.vietnamplus.vn/chile-phat-hien-khang-the-manh-giup-chong-lai-covid19/645448.vnp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *