Phố Cổ Hội An Xưa Và Nay khác nhau như thế nào?

Hội An – nơi mà cuộc sống cứ bình lặng như thế. ʜội Aп – nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm trổ tinh vi, tất cả như đưa ta về với một thế giới của vài trăm năm trước. Đó mới chỉ là một phần dung dị ở khu phố cổ ʜộɨ Aп nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải đắm say, đi quên lối.

Đô thị cổ ʜội An là một tổ hợp công trình kiến trúc độc nhất vô nhị, những ngôi nhà cổ trên 300 năm với kiến trúc xây dựng vào thế kỷ 16, 17 vẫn còn được nguyên vẹn tại đây. Bên cạnh đó,  còn mang nét độc đáo của một thương cảng từng sầm uất bậc nhất vùng Đông Nam Á.

ʜội Aп phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17, đặc biệt là trong buôn báo giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản. Các thuyền Nhật Bản và Trung Quốc giao lưu tấp nập mang những mặt hàng phong phú tới nơi đây.


Một Hội An ngày nay vẫn nguyên vẹn những giá trị của ngày xưa – Ảnh: Khánh Hmoong

Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế nơi đây nhanh chóng suy thoái do nhiều nguyên nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An. Vậy là nơi đây dần trở nên tĩnh lặng.


Đầu thế kỷ 20. (Ảnh theo kienthuc.net)


Lối kiến trúc cùng nếp sống đô thị cổ xưa vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn và giờ đây đang song hành cùng cuộc sống hiện đại. (Ảnh theo hinhdep.com.vn)

Ngày nay, nếu thử di dạo phố cổ, hòa mình vào đời sống thường ngày của người dân ở ʜội Aп, thì bạn sẽ cảm thấy rằng có lẽ thay đổi lớn nhất ở nơi đây là Hội An đã lại đông vui và nhộn nhịp trở lại.


Phố cổ Hội An trong lũ (2007)

Khu phố cổ ʜội Aп là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam.

Khu phố cổ gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau.


Phố cổ Hội An từ trên không (VIETNGUYEN)

Theo thống kê nơi này có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ ʜội Aп vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất. Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến nơi đây trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.


Một góc Hội An

Tới nơi này ngày nay, ta cứ ngỡ như là mình đang quay ngược dòng thời gian, lạc bước trong không khí truyền thống của một thương cảng sầm uất thời nhà Nguyễn. Tới đây ngày nay là có thể rời xa mọi cám dỗ của đời thường để sống trọn vẹn trong từng giây phút.


Một góc phố đường Hoàng Diệu. (Ảnh theo trithucsong.com )

Ký Ức Phố Cổ Hội An Xưa – Nỗi Niềm Mang Tên FaiFo

Phố cổ Hội An Xưa những năm đầu thế kỷ XX vốn yên bình và cổ kính bởi những con đường, góc phố, mái nhà rêu phong và cả những con người trầm lặng, hiền hòa.

Chợ Hội An – Phố Cổ ʜộɨ Aп Xưa


Chợ Hội An những năm đầu thế kỷ XX qua ống kính của người phương Tây.

Chùa Cầu Phố Cổ ʜội Aп Xưa

Chùa Cầu đến nay vẫn là một địa điểm tham quan, biểu tượng của khu Phố cổ. Du khách nhất định phải ghé thăm nơi đây nếu du lịch Hội An.


Chùa Cầu, một biểu tượng văn hóa của thương cảng nơi đây những năm 30 thế kỷ XX.

Cảng Hội An – Phố Cổ ʜội Aп Xưa

Đầu thế kỷ XX, Phố cổ cũng từng biết đến là một thương cảng mậu dịch lớn của khu vực Đông Nam Á.


Khung cảnh sầm uất của Cảng ʜội Aп thời xưa


Hội An những năm đầu thế kỷ XX vẫn yên bình, lặng lẽ như chính con người phố Hội.

Hội Quán Phúc Kiến – Phố Cổ ʜội Aп Xưa

Hội quán Phúc Kiến của người Hoa được xem là ngôi nhà gia tộc lớn nhất tại phố cổ, gắn liền với lịch sử lâu đời của ʜộɨ Aп.


Hội quán Phúc Kiến ngày nay được trùng tu lại và khác so với thời xưa

Góc Phố Nguyễn Thái Học – Phố Cổ Hội An Xưa

Mấy trăm năm qua, người dân phố Hội đã quen sống chung với ngập lụt mỗi khi mùa mưa lũ về. Trong ảnh là góc phố Nguyễn Thái Học ngày nay.


Hội An mùa lũ

Ngày ấy Hội An từng biết đến là một đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á


Nhiều nhiếp ảnh gia phải mê hồn với bức tường thời gian hàng 500 năm tuổi tại phố cổ.

Xí Mà – Cái Tên Quen Thuộc Của Phố Cổ Ngày Nay

Xí Mà được xem là một trong những nét văn hóa làm nên hồn phố cổ. Cái tên Xí Mà khi nghe lần đầu tiên khiến người ta khó hình dung ra đây là món ngon gì tại ʜộɨ Aп, đến khi bạn cầm được bát Xí Mà trên tay thì mới biết được món ăn thân thuộc này. Nhưng Xí Mà tại Hội An mạng một hương vị đặc biệt khiến bạn nhớ mãi cái vị đó.

Đến đây ngày nay, bạn có thể thưởng thức Xí Mà ông Thiểu đang ngồi bán bên ngã tư đường Nguyễn Trường Tộ. Một chiếc đòn gánh đã cũ. Một bên là một nồi chè đặt trên bếp than. Một bên là ấm nước chè tươi trong gáo dừa khô.

Đến tham quan du lịch ngày nay. Bạn vẫn có thể cảm nhận được hoàn toàn cái không khí của thời xưa. Đến đây bạn có thể tìm lại những góc chụp của phố cổ ʜộɨ Aп trong những bức hình xưa cũ. Để cảm nhận được nét hoài cổ mà nơi đây vẫn còn giữ lại cho nhân loại.

GHÉ HỘI AN, THĂM NHỮNG NGÔI CHÙA CÓ NIÊN ĐẠI HÀNG TRĂM NĂM TUỔI

Những ngôi chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII là một trong những điểm đến hấp dẫn ở phố cổ Hội An. Đó là Chùa Bà, Chùa Ông, Chùa Chúc Thánh, Chùa Phước Lâm, Chùa Vạn Đức, Chùa Hải Tạng.


Hội An thu hút khách thập phương bởi những ngôi chùa có niên đại vài trăm năm tuổi – Ảnh: Kelvin Nguyen Tien Nhan

Hầu hết những ngôi chùa được xây dựng để thờ cúng các vị tiên hiền, những người có công sáng lập phố, hội và Minh Hương xã. Do đó, người ta thường thấy một kiểu kiến trúc đặc trưng với các tường gạch chịu lửa, các mái ngói âm dương và vị trí đặt bệ thờ ở gian chính giữa.Tất cả những yếu tố đó được thể hiện rõ nét nhất ở Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Công, ngôi miếu nằm ở góc đường Trần Phú giao với đường Nguyễn Huệ, nơi được xem là di tích mang đặc trưng cho kiểu kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ởđây.


Chùa Ông (hay Miếu Quan Công) thờ Quan Vân Trường, một biểu tượng của trung – tín – tiết – nghĩa – Ảnh: Mark Abel

Miếu Quan Công còn được xem là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An và chính cũng vì lẽ đó, cho tới ngày nay, vào mỗi dịp 13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông lại được tổ chức thu hút rất nhiều du khách về tụ họp.


Và là ngôi chùa điển hình của kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Hội An – Ảnh: Sưu tầm

Nhưng điều khiến người ta ấn tượng nhất phải kể tới Chùa Cầu, ngôi chùa nổi danh với kiểu kiến trúc lạ mắt tạo thành một biểu tượng của chùa miếu Hội An. Chùa Cầu còn được gọi là chùa Nhật Bản, được xây dựng theo kiểu Nhật nhưng sau nhiều lần trùng tu, người ta nhận thấy nó ngày càng mang đậm nét văn hóa Việt – Trung.


Nhưng nổi danh nhất phải kể đến Chùa Cầu – Ảnh: Khoi Tran Duc

Chùa Cầu dài khoảng 18m, có mái che, được làm bằng gỗ có sơn son chạm trổ rất công phu, cong cong vắt qua lạch nước chạy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai. Chùa không có tượng Phật mà gian chính có thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ như thể hiện khát vọng về hạnh phúc, niềm vui của con người của những người dân đất cổ.


Những ngôi chùa miếu như nơi gửi gắm ước mơ về cuộc sống hạnh phúc của người dân phố cổ – Ảnh: Nguyen Khoi

GHÉ HỘI AN, THĂM NHỮNG HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA

Điều mà nhiều người cảm thấy thú vị nhất khi tới đây là lòng vòng trên những con đường xuyên suốt cái đô thị cổ này. Lạc bước trên đường Trần Phú, thưởng ngoạn những công trình kiến trúc mang phong cách thời xưa cũ và những ngôi nhà cổ đậm dấu ấn thời gian, nơi mà người ta có thể chiêm ngưỡng tận mắt kiểu kiến trúc đặc trưng của phố cổ.


Tới đây là phải ghé thăm những Hội quán của người Hoa – Ảnh: Dalbera

Trần Phú cũng là con đường mà ta bắt gặp nhiều Hội quán của người Trung Hoa nhất Ở ʜộɨ Aп.Bắt đầu từ chùa Cầu, nhìn bên tay phải, lần lượt là năm Hội quán hiện lên trong tầm mắt: Hội quán Trung Hoa, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quỳnh Châu tiêu biểu cho năm bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây.

Những Hội quán ở Hội An đều được xây dựng uy nghi, lộng lẫy với những kiểu trang trí cầu kỳ, những khung gỗ sơn son thiếp vàng, những bức tượng điêu khắc lạ mắt và nhiều màu sắc. Đó như một nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là một cách mà người Trung Hoa ở đây tưởng nhớ về quê hương nguồn cội của mình.

GHÉ HỘI AN, RU MÌNH TRONG NHỮNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

Nổi danh là một thương cảng sầm uất từ thời xa xưa, nơi giao lưu buôn bán của xứ Đàng Trong với các thương nhân đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan…vì lẽ đó, Hội An chính là nơi gặp gỡ và giao thoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ở đó, người ta thấy những tín ngưỡng lâu đời của dân tộc hòa cùng với những nền văn minh du nhập, tạo nên một bản sắc độc đáo, khác biệt nhưng lại mang một phong cách rất bình dị, đời thường.


Giao thoa của nhiều nền văn hóa những vẫn không làm mất đi bản sắc riêng của nó – Ảnh: Cao Anh Tuan

Không khí lễ hội truyền thống ở đây luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.


Đặc trưng trong những tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng làng – Ảnh: Radiga

Đặc biệt vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, lễ hội đêm rằm phố cổ được diễn ra trong không gian bàng bạc ánh trăng và lung linh ánh sáng của đèn lồng. Những ngày này, Hội An không có ánh sáng của đèn điện, mà ở bất cứ đâu người ta đều nhìn thấy trăng, trăng làm cho phố cổ đẹp hơn, phảng phất nhiều hơn nữa cái phong vị của ngày xưa cũ khiến bất kỳ ai cũng phải ngập ngừng trong tâm tưởng.


Lung linh đêm về trên phố cổ – Ảnh: Phil Nguyen

Những ngày này, tới với đây, du khách còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tường và được nhiều người ưa thích hơn cả là thả hoa đăng. Hoa đăng mang theo những tâm tình, những phiền muộn của con người trôi theo dòng nước chảy.


Thả hoa đăng thả đi những muộn phiền, để cầu may mắn – Ảnh: Thien Bui

Lúc này thành phố đẹp hơn bao giờ hết, một nơi thơ mộng, ẩn ẩn hiện hiện trong bầu không khí kỳ ảo hắt ra từ chiếc đèn lồng nhiều màu sắc rồi dập dìu trong những giọng ca đang văng vẳng vang lên từ những con thuyền dưới bến sông. Tất cả tạo nên một sắc màu thật khác, đầy lãng mạn nhưng cũng đong đầy hoài niệm.


Hội An những đêm rằm lãng mãn và đong đầy hoài niệm – Ảnh: Sưu tầm


Một nơi vừa truyền thống vừa hiện đại khiến người ta cứ chìm trong những cảm xúc khó định hình – Ảnh:Declan Keane

 ʜộɨ Aп đẹp như vậy đó, cái vẻ đẹp được tô điểm thêm bởi dòng chảy miệt mài của tạo hóa. Mong sao cái phố thị ấy cứ mãi cổ kính như vậy, cứ lưu lại trên mình nhưng dấu ấn của thời gian, để con người hôm nay và cả mai sau nữa vẫn còn cơ hội được chiêm ngưỡng những tinh hoa văn hóa vẹn nguyên từ thời xưa cũ, để sau những bộn bề thường nhật, người ta có một chốn đi về, hòa mình trong hoài niệm, nơi mà những bon chen của đời chưa hiện hữu.

Duy Phan – 23/10/2020

Bài viết được tham khảo:
Ký Ức Phố Cổ Hội An Xưa – Nỗi Niềm Mang Tên FaiFo
Ký ức Hội An xưa (Ảnh)
Phố Cổ Hội An – Vẻ Đẹp Thời Gian Ngưng Đọng
Nhà cổ Hội An: Lưu giữ dấu xưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *