Tôi dìu em về đường về nhà em
Qua phiến đá xanh xao
Con đường buồn hun hút mắt em sâu
Mưa nhạt mưa nhoà mưa đổ mưa ngâu.
Tôi dìu em về
Đường xa nhà em mưa ướt lá trên cao.
Lưng đồi buồn heo hút gió kêu ca
Mưa nhạt mưa nhòa mưa đổ mưa sa.
Ca khúc “Mùa mưa đi qua”được nhạc sĩ Hà Phương sáng tác vào những năm 1960. Thời gian này ông đang ở Mỹ Tho và có tình cảm với người con gái tên Duyên (ca sĩ), Ngoài bút danh Hà Phương thì ông còn 1 bút danh khác đó là Du Uyên. Không khó để nhận ra bút danh này được ghép từ tên mối tình đầu của ông.
Sau những đêm ngồi đệm tôi đàn cho nàng hát tôi thường đưa nàng về nhà. Nhà nàng ở “lưng đồi heo hút” phải đi qua “phiến đá”, tác giả rất biết cách nhân hóa cảnh vật “đá xanh xao” “lưng đồi buồn” “gió kêu ca” tô thêm sắc màu để cảnh vật xung quanh hòa quyện với nỗi buồn sau cơn mưa.
Mưa tuôn trên lá khô mòn
Mưa rơi trên bước em về
Mưa như nước mắt đêm nào,
Mưa lem mất gót son rồi, mưa ơi!
Tôi dìu em về, đường về nhà em
Mưa lất phất mưa bay
Con đường buồn hun hút đá xanh xao
Mưa nhạt mưa nhòa mưa đổ trên cao.
Những tưởng niềm vui trọn vẹn sẽ đến với đôi lứa, nhưng họ đã chia tay nhau, chỉ còn lại nỗi sầu khi nhớ lại cảnh ngày xưa ấy. Dường như mưa cũng than khóc cho cuộc tình chúng mình vậy. Hình ảnh cơn mưa đi từ tăng cho đến giảm “mưa tuôn”, “mưa rơi”, “mưa lất phất”, “mưa nhạt mưa nhòa” , cũng như tình chúng mình ban đầu yêu cuồng nhiệt, say đắm và rồi phai nhạt dần theo năm tháng. “Mưa như nước mắt đêm nào” ” mưa lem mất gót son” sau những đêm dài trải qua nước mắt và đau khổ cuối cùng cuộc tình cũng được giải thoát. Kể từ đây tình chúng mình luôn là kỉ niệm dĩ vãng.
Theo thông tin được biết thì nhạc sĩ Hà Phương tên thật là Dương Văn Lắm, sinh năm 1938 tại huyện Chợ Gạo – Tiền Giang.Năm 19 tuổi, ông được học nhạc với nhạc sĩ Lâm Tuyền và học dự thính Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Hai năm sau, ông về dạy nhạc cho Trường trung học Bình Phước ở Tầm Vu – Long An, sau đó về dạy nhạc tại Trường trung học Đốc Binh Kiều, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và bắt đầu sáng tác.
Bài hát đầu tiên “Đường khuya” được sáng tác vào thời gian này. Bút danh Hà Phương là để bày tỏ ước mơ muốn được tung hoành, đi đây đó của ông cho thỏa chí tang bồng. Trong các ca khúc ông tấm đắc nhất là “Mưa đêm tỉnh nhỏ” và “Mùa mưa đi qua”, 2 tác phẩm này làm sống dậy thời trai trẻ và những kỉ niệm về những cuộc tình trong quá khứ.