Số ca mắc nCoV ngày 13/6 cao kỉ lục, TPHCM ‘cân não’ chống d.ịch: Hôm nay là ngày cuối giãn cách

Từ sau khi ghi nhận ca mắc ở hội truyền giáo Phục Hưng đến giờ, TP. HCM hình như chưa có hôm nào là không ghi nhận ca nhiễm mới nhỉ mọi người. Giờ chỉ mong các ca bệnh giảm dần rồi hết đi, chứ Sài Gòn vốn náo nhiệt, ồn ã bây giờ lại vắng lặng như này thật không quen tí nào cả. Em hay đùa với bạn em là đợt này Sài Gòn bị ốm, ít ngày thôi rồi sẽ trở lại như xưa. 

Đã hết kỳ hạn giãn cách xã hội, TP. HCM vẫn ghi nhận ca mắc tăng kỷ lục

Đến hôm nay (14/6), TP. HCM đã bước sang ngày thứ 15 của đợt giãn cách theo chỉ thị 15, 16. Thế nhưng, tình hình nCoV vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi liên tiếp xuất hiện các chuỗi lây nhiễm mới. Đáng sợ hơn là lực lượng chức năng còn chưa xác định rõ nguồn lây.

Có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng chỉ được phát hiện qua việc khám sàng lọc ở bệnh viện. Rồi có những ca F0 khai báo nhỏ giọt khiến công việc truy vết gặp nhiều khó khăn. Do đó, Sở Y tế TP đề xuất nên tiếp tục tiến hành giãn cách 15 ngày nữa kể từ ngày 15/6.

Tới nay, giãn cách ở TP. HCM đã bước sang ngày thứ 15. Ảnh: Internet

Báo cáo từ Bộ Y tế cho thấy: Tối ngày 13/6 TP. HCM ghi nhận thêm 95 ca nhiễm chỉ sau 24h. Đây là con số lớn nhất cả nước trong ngày hôm qua, còn vượt qua cả Bắc Giang – nơi vốn là ổ dịch lớn nhất cả nước trong làn sóng thứ 4. Tới nay, tổng số ca nhiễm của thành phố mang tên bác là 789 ca, cao thứ 3 cả nước.

Vì tình hình vẫn còn phức tạp mà đã tới ngày cuối của đợt giãn cách nên chính quyền thành phố đang tiến hàng xem xét các giải pháp tiếp theo nhất là với quận Gò Vấp. Theo Phó chủ tịch thành phố, với diễn biến tại Gò vấp, đến nay cơ bản không còn khác biệt so với tình hình chung toàn thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn có những địa điểm ‘nóng’ cần siết chặt việc giãn cách, cách ly hơn. Thời gian qua, các biện pháp phòng dịch đã phát huy tác dụng nhưng ông cho rằng điều đó chưa đủ để an tâm, cần vận động người dân ý thức hơn nữa.

Chủ tịch quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng cho biết: ‘Trong vài ngày tới nếu số ca nhiễm không tăng thì việc giãn cách thế là đủ. Cần chia sẻ với người dân vì họ đã quá khổ rồi nhưng vẫn cố gắng chấp hành tốt quy định’.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. HCM. Ảnh: Internet

Mới đây, tại TP. HCM ghi nhận 53 ca bệnh mới ở BV Bệnh nhiệt đới TP. HCM. Các ngành chức năng đang nhanh chóng truy vết và tìm nguồn lây

Bệnh viện sẽ tiến hành phong tỏa 1 tuần kể từ hôm 12/6. Đáng nói, có 52/53 nhân viên ở đây hoàn toàn không có triệu chứng và đều đã được tiêm vắc xin đủ 2 liều.

Trước tình hình đó, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định: Có thể là 53 nhân viên này nhiễm bệnh từ nguồn lây bên ngoài thông qua các chuỗi lây nhiễm dịch ở thành phố. Trong 53 người này, ca nhiễm bệnh đầu tiên là nhân viên phòng Công nghệ thông tin, sống ở thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn. Ông Sơn chỉ đạo: Viện Pastuer TP. HCM cần phối hợp với bệnh viện để tìm được nguồn lây sớm nhất.

Trước đó ít ngày, tại Hóc Môn cũng vừa ghi nhận chuỗi lây nhiễm 28 trường hợp được phát hiện khi bệnh nhân đi khám ở 3 bệnh viện khi có triệu chứng ho, sốt. Cả 28 người này đều được xác định chung một ổ dịch từ 2 cha con của xưởng cơ khí huyện Hóc Môn.

TP. HCM liên tiếp phát hiện các chuỗi lây nhiễm mới nhưng ổ dịch nhóm truyền giáo Phục Hưng vẫn là ổ dịch lớn và phức tạp nhất. Từ ngày 26/5 đến nay đã ghi nhận hơn 440 ca nhiễm. Cũng từ chuỗi lây nhiễm này, đã phát hiện thêm 4 ca bệnh làm việc trong 4 khu công nghiệp riêng biệt. Cũng may là nhờ phát hiện sớm và xử lý kịp thời nên đến nay chưa ghi nhận có lây lan dịch bệnh ở các khu công nghiệp.

Ngoài ra, trên địa bàn toàn TP còn phát hiện thêm 48 bệnh nhân qua khám sàng lọc ở bệnh viện, phòng khám. Phó Chủ tịch TP – ông Dương Anh Đức nhận định: ‘Chúng ta đang trong thời gian khá căng thẳng với các ca phát sinh ở nhiều nơi’.

Chủ tịch TP cũng nhận định: Xu hướng của các chuỗi lây nhiễm về sau đều qua sàng lọc ở bệnh viện khi người dân đi khám. Điều đó cho thấy rằng tình hình bệnh dịch trong cộng đồng vẫn chưa được kiểm soát hết. Do đó, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là người dân khi đi khám có triệu chứng nhưng lại không khai báo thành thật từ đầu để khám sàng lọc và truy vết. Vì thế, lãnh đạo thành phố yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp để dập dịch trong thời gian sớm nhất.

Để tiến hành dập dịch, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết: Bộ đã giao cho TP. HCM toàn quyền sử dụng lực lượng của Trung ương thuộc Bộ trên địa bàn. ‘Dịch nCoV xuất hiện trong cộng đồng ở TP. HCM. Vì thế, việc xuất hiện ca nhiễm nhỏ lẻ trong thời gian tới là điều dễ hiểu. Nếu tiếp tục nghiêm tục thực hiện biện pháp phòng dịch, thành phố sẽ sớm ổn định lại’, Thứ trưởng Sơn cho biết.

Không có loại vắc xin nào trên thế giới có khả năng bảo vệ 100%

Theo GS. Nguyễn Văn Kính (Chủ tịch Hội truyền nhiễm VN) khẳng định: Không có loại vắc xin nào trên thế giới có khả năng bảo vệ 100%. Vì thế, nếu 1 người tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu thuộc nhóm không sinh miễn dịch.

Tiên vắc xin vẫn là biện pháp an toàn nhất. Ảnh: Internet

Vắc xin Astrazeneca mà chúng ta đang sử dụng hiện nay có hiệu quả sau mũi tiêm đầu tiên 22 ngày đạt 76%. Sau khi tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu 12 tuần thì hiệu quả tăng lên 82%.

PGS. TS Nguyễn Viết Nhung (GĐ Bệnh viện Phổi TƯ) nhận định: Với sự xuất hiện của biến chủng mới, hiệu quả của các loại vắc xin phòng nCoV đều bị giảm. Chẳng hạn như AstraZeneca, sau 2 mũi tiêm hiệu quả chỉ còn 60%, với Pfizer là 88%.

‘Vắc xin không thể giúp bảo vệ bạn 100% nhưng nó giúp bạn nếu có mắc cũng sẽ tránh bị diễn tiến nặng, tránh tử vong và hạn chế lây bệnh cho người khác. Vì thế, mọi người không nên hoài nghi về hiệu quả của vắc xin’, PGS. Nhung nhận định.

Chủ tịch TP. HCM cũng cho rằng: ‘Chúng ta phải xác định với nhau, việc tiêm vắc xin là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược để chúng ta thoát khỏi đại dịch’. TP. HCM đang đặt ra mục tiêu toàn bộ người dân sẽ được tiêm vắc xin trong thời gian tới.

Nguồn: Tổng hợp

Webtretho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *