Miếu Bà Thiên Hậu còn gọi là Hội quán Quảng Triệu – là một trong những công trình kiến trúc cổ đẹp của người Hoa tại Sài Gòn.
Tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, Miếu Thiên Hậu uy nghiêm và được rất nhiều người quan tâm. Đây là điểm tựa tâm linh lớn của người dân sống tại khu vực này. Ngôi miếu được xây dựng vào năm 1760. Đến năm 1993, miếu được công nhận là Di tích nghệ thuật cấp Quốc gia. Trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, Miếu Thiên Hậu vẫn giữ được cho mình những nét đẹp kiến trúc rất riêng dù cho đã được xây dựng trên 200 năm.
Miếu Bà Thiên Hậu ban đầu là Hội quán Quản Triệu, tức là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Hoa có gốc Quảng Châu và Triệu Khánh thuộc tỉnh Quảng Đông. Về sau được xây dựng trở thành điểm tựa tâm linh của người dân tại khu vực.
Vẻ đẹp kiến trúc Miếu Bà Thiên Hậu
Ngôi miếu mà ngày nay chúng ta thấy được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu chuyển từ Trung Quốc sang. Từ viên gạch xây, gạch ngói cho đến đồ gốm gắn trên mái nhà cũng được vận chuyển sang bằng thuyền buồm. Gạch được xây liền mí không tô hồ, đếm từng tấm một, lần hồ khít và ngay như vẽ. Đây chính là tuyệt tác của những người thợ lành nghề, khéo léo. Ngôi miếu được trùng tu năm 1860.
Từ dưới sân nhìn lên bạn sẽ ngắm được nhiều đồ gốm được chưng trên mái. Đây là những họa tiết rồng, phượng, con vật, người,…được vận chuyển sang hoàn toàn từ Trung Quốc. Miếu được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa. Tổ hợp kiến trúc gồm 4 ngôi nhà tạo thành mặt bằng giống như chữ khẩu hoặc chữ quốc. Ba giãy giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Ở giữa các dãy nhà có một khoảng trống mà ngày nay gọi là giếng trời giúp không khi trong miếu thoáng và đủ ánh sáng.
Chuyện xưa về Bà Thiên Hậu
Thiên Hậu là Thánh Mẫu được thờ chính trong chùa có tên là Lâm Mặc Nương, người ở đảo Mi Châu, Bồ Dương – Phước Kiến. Bà sinh vào ngày 23 tháng 3 năm 1044 ( Giáp Thân), thuộc đời vua Tống Nhân Tông. Tám tuổi bà biết đọc, 11 tuổi bà theo Đạo Giáo đi tu. Mười ba tuổi bà thọ lãnh thiên thư, thần Võ Y ban cho một bộ Nguyên vị bí quyết và sau đó bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác và học tập sau đó đắc đạo.
Về sau, một lần cha của bà là Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai anh của bà chở muối từ tỉnh Giang Tây đi buông, gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cảnh mẹ nhưng có thể xuất thần để đi cứu cha và các anh. Bà dùng răng cắn áo cha và nắm tay hai anh, đang lúc ấy mẹ kêu bà nên bà phải trả lời. Vừa mở miệng ra thì sóng cuốn ba bà đi mất bà chỉ cứu được mỗi hai anh. Sau đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển gặp nặn người ta đều khấn vái bà. Vào năm 1110 tức là năm Canh Dần, nhà Tống sắc phong bà làm Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Mỗi năm, người ta đến miếu vào ngày vía bà. Ngoài ra người ta còn đến cúng vào những dịp khác như: Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, ngày vía của những vị thần khác trong đền.
Sài Gòn là vậy, không phải lúc nào cũng xô bồ, hối hả. Sài Gòn cũng có những lúc tĩnh lặng để lắng nghe những góc khuất trong tâm hồn. Chắc vì lí do này nên miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng để là điểm tựa tâm linh của người Hoa nói riêng và người Sài Gòn nói chung.
Nguồn: GX
Duy Phan – 06/01/2021