Suýt hỏng thận vì dùng hoa đậu biếc: Nhiều người vẫn dùng để nấu ăn mà không biết sự thật cực hại

Tại một số quốc gia, hoa đậu biếc đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm mà chỉ được dùng như một loại màu nhuộm vải, quần áo.


 Bệnh nhân tiểu đường suýt hỏng thận vì sử dụng hoa đậu biếc

BS Nguyễn Trường Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ thông tin trong thời gian gần đây bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân lớn tuổi được theo dõi trong tiến trình điều trị suy tim, tiểu đường loại 2. Mọi việc diễn ra rất tốt cho đến khi tái khám. Bác sĩ phát hiện sự bất thường. Tình trạng suy tim của bệnh nhân không diễn tiến nặng hơn, đường huyết cũng ở ngưỡng bình thường nhưng chức năng thận suy giảm rất nhanh. Những trường hợp như vậy phần lớn là do tác dụng phụ của thuốc hoặc độc chất.

Khi được bác sĩ hỏi kỹ, bệnh nhân cho biết nghe các bạn cùng đi chùa bảo nhau rằng uống nhiều hoa đậu biếc sẽ khỏi bệnh tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân đã làm theo. Người này đã uống không biết bao nhiêu là hoa đậu biếc, dùng cả hoa tươi và hoa khô để pha trà uống.

Bác sĩ phải làm công tác tư tưởng bằng mọi biện pháp, bệnh nhân mới dừng việc uống trà hoa đậu biếc. Một tháng sau, kết quả kiểm tra lại cho thấy chức năng thận được cải thiện rõ rệt.

Bác sĩ Duy cho biết thêm, trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa một loại flavonoid có đặc tính kháng tiểu cầu tên là anthocyanin. Nạp liều cao anthocyanin vào cơ thể sẽ gây ra tình trọng co tiểu động mạch đến của cầu thận và giảm tưới máu thận. Bên cạnh đó, sử dụng anthocyanin liều cao còn có thể gây ra viêm ống thận mô kẽ cấp gây ra tổn thương thận.

Như vậy, lạm dụng hoa đậu biếc chính là một cách gây tổn thương thận. Trên thực tế, một số nước đã cấm sử dụng hoa đậu biếc để làm màu thực phẩm mà chỉ cho phép dùng loại hoa này để nhuộm vải sợi, quần áo.

2 sai lầm cần tránh khi sử dụng hoa đậu biếc

Lạm dụng hoa đậu biếc

Lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết hoa đậu biếc còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc. Trong y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng trị bệnh lo âu, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm đẹp da… Ngoài ra, loại hoa này cũng có tác dụng làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát đường huyết, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, lạm dụng hoa đậu biếc sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe.

Mỗi lần sử dụng để nấu ăn hay pha đồ uống, chỉ nên dùng 5-10 bông hoa đậu biếc. Người khỏe mạnh cũng chỉ nên uống 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương với 1-2 gram hoa khô).

Bà bầu và trẻ nhỏ nên lưu ý khi dùng hoa đậu biếc

Đây là hai nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên dùng hoa đậu biếc. Loại hoa này có chứa anthocyanin – một hợp chất có khả năng làm tử cung co bóp dữ dội. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều hoa đậu biếc, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong khi đó, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn non yếu, không phù hợp để sử dụng loại hoa này.

Theo Phunutoday

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *