Thiếu vắc xin là tình hình của không chỉ Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới nữa. Do đó, các chuyên gia đã nghiên cứu về việc tiêm trộn hai loại vắc xin để đẩy nhanh tiến độ ‘phủ’ vắc xin. Tại Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp tiêm trộn này.
Chỉ có điều, trước giờ chỉ mới thấy tiêm trộn Astra và Pfizer hay Moderna. Đây là những loại vắc xin của châu Âu, có công nghệ sản xuất giống hoặc tương tự nhau và đã được tiêm trộn ở nhiều nước, có cả Việt Nam.
Thế nhưng gần đây, một trường hợp ở nước ta do nhầm lẫn nên đã ‘bị’ tiêm trộn vắc xin một cách vô tình khiến mọi người lo lắng vô cùng. Thông tin này đã được báo chí đăng tải vài ngày trước.
Cụ thể, người bị tiêm trộn một cách bất đắc dĩ này là anh P.T.C., sinh năm 1995, cư trú phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Ngày 9/8, anh C đi tiêm vắc xin mũi 1 là Astra. Sau đó, anh nhiều lần nhận được thông báo tới điểm tiêm ở trưởng THPT Nguyễn Huệ (Phường Long Thạnh Mỹ) để tiêm mũi 2 nhưng toàn phải đi về do hết thuốc. Đến 3/10, anh đi tiêm mũi 2. Tuy nhiên, phải tới khi kiểm tra giấy xác nhận anh mới biết mình được mũi 2 mà mình vừa tiêm là Sinopharm – vắc xin của Trung Quốc.
Sau đó, anh đã quay lại điểm tiêm phản ánh và được hướng dẫn đến Trạm Y tế phường Long Thạnh Mỹ. Nhân viên y tế hẹn anh 4 tuần sau đến tiêm lại Astra.
Giấy xác nhận tiêm của anh C. Ảnh: Dân trí
Liên quan tới sự việc này, nhiều người bày tỏ lo lắng vô cùng vì trước giờ ở nước ta vẫn chưa có sự kết hợp của 2 loại vắc xin này. WHO cũng từng lên tiếng cảnh báo cẩn trọng nên không biết rằng nếu lỡ không may tiêm trộn thì có làm sao không.
Để giải đáp vấn đề này, các chuyên gia đã lên tiếng chia sẻ trên báo chí. Cụ thể chia sẻ của các chuyên gia như sau.
Tiêm trộn mũi 1 Astra mũi 2 vắc xin Trung Quốc thì có sao không?
Theo PGS. TS Trần Văn Ngọc (Chủ tịch Liên Chi Hội Hô hâp TP. HCM) nhận định: Vắc xin Astra và Sinopharm không cùng công nghệ sản xuất. Do đó, việc tiêm trộn 2 loại vắc xin này chưa được nghiên cứu và khuyến cáo về mặt khoa học. Khi 2 vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau được tiêm trộn sẽ khiến việc nhận diện của cơ thể gặp khó khăn.
Tuy nhiên, BS. Ngọc cho rằng mọi người cũng đừng lo lắng quá. Bởi thời gian qua một số nước Đông Nam Á mà điển hình là Thái Lan đã tổ chức tiêm trộn Astra với Sinopharm và tới nay chưa ghi nhận vấn đề nào về sức khỏe cả.
Do đó, khi bị tiêm trộn thì anh C cũng không nên lo lắng quá. Việc anh C cần làm hiện giờ là theo dõi sức khỏe từ 7 ngày – 1 tháng sau tiêm, có gì thông báo ngay.
Còn theo BS. Trương hữu Khanh (Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, cố vấn chuyên môn của BV Nhi đồng 1, TP. HCM) khẳng định: Việc chủng như anh C dù khiến người dân lo lắng nhưng gần như không gây ảnh hưởng gì.
Ông Khanh cho hay: Trên thực tế, ông đã nghe 1 số tỉnh miền Tây xảy ra trường hợp tương tự. Trên thế giới cũng đã có đất nước cho phép tiêm trộn 2 loại vắc xin này, gần nhất là Campuchia – láng giềng của Việt Nam.
Cụ thể, từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, Campuchia đã tiêm mũi 2 Vero Cell cho người trên 18 tuổi. Đến khi biến chủng Delta xuất hiện và gây bùng dịch, nước này quyết định tiêm mũi 3 Astra cho người dân. Việc tiêm trộn ở đất nước này đã diễn ra từ tháng 8.
BS. Khanh cho rằng dù có tiêm trộn theo kiểu ngược lại là mũi 2 Astra mũi 3 Vero Cell thì kết quả cũng như nhau, không có vấn đề gì cả. Nếu cảm thấy lo lắng và có khả năng thì 28 ngầy sau khi tiêm trộn mũi 2 như anh C có thể tiêm thêm 1 mũi Astra nữa.
Tiêm vắc xin cho người dân để phòng virus. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
BS. Khanh Lý giải: Mục đích của việc tiêm nhắc mũi 3 cùng loại vắc xin với mũi đầu trong thời gian trên là để tạo lại miễn dịch như mong muốn. Còn tiêm trộn mũi 1 Astra, mũi 2 Vero Cell vẫn có khả năng tạo miễn dịch nhưng không tốt bằng.
Bình thường, khoảng thời gian chuyển đoạn trong tiêm ngừa mũi 2 là 4 tuần. Đây là thời gian bắt đầu 1 chu kỳ sinh lý miễn dịch mới để tế bào bắt đầu tiếp nhận kháng nguyên cùng loại lần thứ 2. Tuy nhiên, theo 1 số nghiên cứu, khi cần thiết việc tiêm chủng vẫn có thể rút ngắn xuống 3 tuần.
Theo ông Khanh, mục tiêu lớn nhất hiện tại là phải đạt được 2 mũi cho toàn dân. Nếu không đủ nguồn cung thì Bộ Y tế nên cân nhắc tới phương án cho phép tiêm trộn mũi 1 Astra và mũi 2 Vero Cell. Sau đó, tùy tình hình có thể tiêm tiếp mũi 3 khi đủ vắc xin.
Trước đó, Bộ Y tế đã cho phép tiêm trộn 2 loại vắc xin
Tối ngày 8/9, Bộ Y tế cho hay: Xuất phát từ tình hình thực tế lẫn nhu cầu sử dụng vắc xin để tiến tới mục tiêu bao phủ, tiêm sớm cho người dân để phòng dịch, quyết định có thể tiêm trộn vắc xin nếu thiếu vắc xin.
Cụ thể, trong trường hợp thiếu vắc xin, Bộ Y tế khuyến cáo có thể tiêm mũi 1 Astra và mũi 2 là Pfizer hoặc Moderna. Nhưng nếu tiêm mũi 1 do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 là Pfizer và ngược lại.
Từ những thông tin do chuyên gia chia sẻ trên báo chí thì có thể tóm lại rằng: Việc tiêm trộn 2 mũi với 2 loại vắc xin Astr và vắc xin Trung Quốc thực ra đã có nước làm rồi. Và nó không gây ra tác dụng xấu nào cả, nên trường hợp bị tiêm trộn bất đắc dĩ như anh C cũng không cần thiết phải lo lắng thái quá.
Việc cần làm giờ này là bình tĩnh theo dõi tình trạng của bản thân và nếu thấy có gì bất thường thì thông báo ngay.
Nghĩ lại thì cũng đúng, giờ này tiêm thì cũng tiêm rồi, lo lắng chỉ khiến chúng ta thêm hoảng thôi mọi người ạ.
Nguồn: Tổng hợp
https://www.webtretho.com/p/thanh-nien-26t-vo-tinh-tiem-tron-vac-xin-astra-va-sinopharm-bac-si-len-tieng-ba-con-yen-tam