Các bác sĩ khen sự tỉnh táo và nhanh nhạy của người bà đã kịp thời cứu cháu thoát khỏi nguy hiểm khôn lường.
Trước em lấy chồng chỉ mong sao không lấy trúng mấy người ngủ ngáy vì lúc chưa lên thành phố học em thấy ba em có cái tật ngủ ngáy là em thấy sợ lắm rồi.
Vậy mà đúng là “ghét của nào trời trao của đấy”, em chọn được chồng ngủ không ngáy nhưng sinh đứa con trai giờ mới 1 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu ngủ ngáy rồi. Hôm trước cả ngày đi làm mệt mỏi, tối ngủ thằng con nó cứ ngáy phà phà vào mặt em, bực quá 3 giờ sáng em qua phòng khác ngủ cho thẳng giấc.
Nói thật là lúc đầu em nghĩ ngủ ngáy là 1 thói quen khó sửa được, chứ cũng chưa bao giờ nghĩ rằng nó nguy hiểm cho đến hôm nay đọc được câu chuyện dưới đây thì mới thực sự lo lắng các mẹ ạ.
Cũng may người bà trong tình huống này nhanh trí chứ không thì chẳng biết chuyện gì xảy ra nữa. Em chia sẻ lên đây để mẹ nào có con ngủ ngáy thì lưu ý để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc nhé các mẹ ơi.
Theo em được biết thì chị Tôn có 2 con, con gái lớn lên 7 tuổi, cách đây 1 năm chị mới sinh thêm bé trai, vì công việc bận rộn nên chị đã nhờ mẹ chồng lên ở chung để tiện chăm sóc luôn các cháu. Kể từ khi có bà nội, con trai chị được chuyển qua ngủ chung với bà.
Bà nội thấy cháu trai mình có thói quen ngủ ngáy nên cũng cảm giác lo lắng, nhiều đêm bà trằn trọc không dám ngủ vì sợ cháu có chuyện gì. Có lần bà đã chia sẻ chuyện này với con dâu nhưng chị Tôn khẳng định đó là chuyện bình thường vì trước đây con chị cũng thường ngủ ngáy.
Vài ngày sau, người bà đang ngủ bỗng thấy có điều gì đó không ổn, tiếng ngáy của đứa trẻ vừa liên tục vừa đứt quãng, theo kinh nghiệm đã từng làm mẹ của mình, bà đã thay đổi tư thế ngủ cho cháu rồi đánh thức cháu dậy.
Tuy nhiên, lúc này bà thấy cháu trai tím tái, khó thở, bà vội đánh thức bố mẹ và đưa cháu bé đến bệnh viện ngay lúc đó. Sau khi thăm khám bác sĩ nói: May mà kịp thời đưa cháu đến bệnh viện, nếu không thì sẽ rất nguy hiểm.
Sự tỉnh táo và nhanh nhạy của người bà này cũng cho chúng ta biết rằng ở mức độ nào đó, trẻ ngủ ngáy không phải là điều không đáng lo ngại, thậm chí có thể nguy hiểm vì những lý do dưới đây:
Thứ nhất: Trẻ bị thiếu oxy lên não
Trước hết, khi trẻ ngủ ngáy sẽ có hiện tượng ngưng thở trong thời gian ngắn dẫn đến thiếu oxy lên não, sau đó là khô miệng và cảm thấy chóng mặt.
Thứ hai: Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ
Việc trẻ ngủ ngáy thường xuyên sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ và khiến trẻ luôn trong tình trạng ngủ nhẹ, không có lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ.
Nguyên nhân khiến khiến trẻ ngủ ngáy
Tư thế ngủ không đúng
Tư thế ngủ không đúng là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị khó thở và xảy ra hiện tượng ngáy. Đối với tình huống này, cha mẹ nên chỉnh tư thế con nằm thẳng khi ngủ, xung quanh không có vật cản để không khí thoáng mát.
Béo phì
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì dễ mắc chứng ngủ ngáy. Vì vậy cha mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho bé, cân đối dinh dưỡng, ngoài ra cần tăng cường rèn luyện thể chất cho trẻ.
Sổ mũi
Nhiều bậc cha mẹ cho biết chỉ cần con bị sổ mũi là sẽ bị ngủ ngáy, thực ra đây cũng là tình trạng bình thường vì khi trẻ tiết nhiều dịch mũi sẽ gây nghẹt mũi, lúc này cha mẹ có thể vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.