Nguồn gốc địa danh Bắc Kạn đến nay đã có lời giải

Ngày 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách một phần đất thuộc tỉnh Thái Nguyên thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm bốn châu: Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành Na Rì) và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn).


Một Ngã tư ở Bắc Kạn

Nguồn gốc của tên gọi Bắc Kạn:

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bản sao bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phan Đình Hoè án sát tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng bia năm 1925: Chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ “tài gẩy” bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự” (phía bắc).


Hồ Ba Bể

Thị xã Bắc Kạn xưa

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km.


Trung Tâm Thương Mại Bắc Kạn xưa

Trước đây đôi khi tên tỉnh được viết là Bắc Cạn, tuy nhiên tên Bắc Kạn được coi là chính thức và tính Bắc Kạn có con dấu khắc chữ “Bắc Kạn” để chỉ đơn vị tỉnh . Tên có nguồn gốc từ từ Hán-Việt “Bắc Cản” (Hán tự: 北扞,theo tấm bia tại hòn Bà Góa, hồ Ba Bể, khắc thời Khải Định), đã được Tày – Nùng hóa thành “Bắc Cạn”. Tuy nhiên, nguồn gốc của từ Bắc Kạn hay Bắc Cản được cho là từ Pác Kản trong tiếng Tày – Nùng, hiện không còn rõ nghĩa.


Ao Tiên Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn thành lập vào năm 1901 với một cụm dân cư thưa thớt sống trong một dãy phố nhỏ gồm có 3 phố chính là Định Bình, Hoài Ân, Tòng Hóa. Đến năm 1949 thị xã được mở rộng thêm gồm các phố Đội Kỳ, Đội Thân, Minh Khai, Chí Kiên, Đức Xuân.


Thác Đầu Đẳng Bắc Kạn

Năm 1967 Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sáp nhập thị xã vào huyện Bạch Thông, thị xã trở thành thị trấn của huyện Bạch Thông.


Động Puông Bắc Kạn

Đến năm 1990 đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trấn Bắc Kạn và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc địa phương, thị xã Bắc Kạn một lần nữa lại được tái thành lập gồm 3 đơn vị hành chính là phường Đức Xuân, Chí Kiên và phường Sông Cầu trên địa giới hành chính các phố: Nà Mày, Đội Thân, Đức Xuân, Đội Kỳ, Phùng Chí Kiên của thị trấn Bắc Kạn và các xóm bản Phiêng Luông, Tổng Tò, Nà Rào của xã Dương Quang; Bản Áng của xã Huyền Tụng, huyện Bạch Thông với diện tích tự nhiên là 1.307ha và dân số 9.468 người.


Đảo Bà Góa Bắc Kạn

Năm 1993 Trung tâm thương mại xây dựng xong với số hộ kinh doanh chỉ khoảng 500 hộ, thu ngân sách khi đó đạt 700 triệu đồng. Nhà cửa sinh sống của người dân chủ yếu là những dãy nhà cấp IV, ai có điều kiện thì đổ mái bằng, những ngôi nhà ngày trước kiến trúc đơn sơ, không cầu kỳ như bây giờ. Có lẽ kiểu ngôi nhà cổ đó chỉ còn tập trung chủ yếu ở khu phố cổ”. Người ta vẫn nói vui thị xã những năm 1990 – 1991 chỉ có “ 3 trường, 3 phường, 3 xí nghiệp”.


Pác Ngòi Bắc Kạn

Giáo dục khi đó cũng chưa phát triển, trường lớp thị xã có một thời gian nằm trên khu đồi thông (Tỉnh ủy bây giờ), sau này khi quy hoạch trường cấp II Bắc Kạn được chuyển về khu Đội Kỳ.


Thác Bạc Bản Vàng Bắc Kạn

Cầu Phà chính là hình ảnh thân thương và quen thuộc nhất với nhân dân thị xã, theo các cụ thì chiếc Cầu Phà được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trải qua hàng trăm năm cầu vẫn cứng cáp và đã chứng kiến rất nhiều những đổi thay của thị xã.


Đền An Mã Bắc Kạn

Kinh tế của thị xã những năm trước chậm phát triển, thiếu đồng bộ, cơ sở hạ tầng thấp kém, đội ngũ cán bộ có trình độ kinh nghiệm quản lý, xây dựng đô thị miền núi còn hạn chế. Ngày đó các hình thức tổ hợp phát triển chủ yếu các ngành nghề chính như: chế biến gỗ, mây, tre, trúc…


Động Nả Phoòng Bắc Kạn

Vào ngày 1/1/1997 tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập, thị xã Bắc Kạn trở thành trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Kạn với 8 đơn vị hành chính cho đến bây giờ.

Bắc Kạn ngày nay

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, nhất là từ ngày tái lập tỉnh Bắc Kạn, thị xã nay đã thay đổi rất nhiều về kiến trúc, không gian đô thị, quy mô dân số. .. Hệ thống đường giao thông nội thị, các công trình văn hóa, thể thao, trụ sở, cơ quan trường học, trạm y tế được đầu tư xây mới. Hệ thống chợ, siêu thị, nhà hàng, nhà nghỉ phát triển nhanh đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của một đô thị.


Thác Nà Khoang Bắc Kạn

Hiện thị xã có 8 đơn vị hành chính, diện tích 133,688 km2, quy mô dân số gần 4 vạn người với 5 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa.

Đặc biệt trong năm 2015 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đang mong đợi được đón nhận quyết định công nhận thị xã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Đây sẽ trở thành bước ngoặt, mở ra triển vọng cho sự phát triển về kinh tế – xã hội của thị xã.


Vườn Quốc Gia Ba Bể Bắc Kạn

Có thể nói tốc độ phát triển đô thị hóa ở thị xã tương đối nhanh. Thị xã xác định dịch vụ, thương mại là thế mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2014 đạt 1.500 tỷ đồng, tăng hơn 65 lần với năm 1994, số hộ kinh doanh tăng lên 3.239 hộ và 400 doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn. Về lĩnh vực nông, lâm nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng thị xã đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Ban hành cơ chế hỗ trợ với nhiều chương trình, đề án phát triển, vì vậy nông nghiệp thị xã có những chuyển biến đáng kể , tổng sản lượng lương thực có hạt từ 286 tấn năm 1994 nay đã tăng lên 4.731 tấn…


Động Ngườm Ngao Bắc Kạn

Về y tế cũng có nhiều tiến bộ, từ đội ngũ cán bộ thiếu và yếu, trang thiết bị y tế lạc hậu thì đến nay mạng lưới y tế được quan tâm khá toàn diện, toàn thị xã đã có 7/8 Trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Công tác giáo dục cũng được nâng lên, thị xã đã thực hiện các giải pháp đồng bộ theo hướng kiên cố, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng dạy và học…


Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững, phạm pháp hình sự, tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội từng bước được kiềm chế, công tác quốc phòng quân sự luôn được bảo đảm.


Thác Roọm Bắc Kạn

Tự hào về những thành quả đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Bắc Kạn đang đồng lòng, quyết tâm xây dựng một thành phố Bắc Kạn phồn thịnh và phát triển trong nay mai.


Phya Khao Bắc Kạn


Thác Nà Đăng Bắc Kạn

Duy Phan – 03/11/2020

Bìa viết được tham khảo:
Top 30 Địa Điểm Du Lịch Bắc Kạn Tuyệt Đẹp Không Thể Bỏ Lỡ
Thị xã Bắc Kạn xưa và nay
Địa danh Bắc Kạn có từ bao giờ
Bắc Kạn
Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh thành ở Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *