Nhà đất luôn hàm chứa mâu thuẫn. Nhiều gia đình đã xảy ra tranh chấp đất đai ngay cả khi bố mẹ còn sống, gây hậu quả đau lòng.
Nếu bố mẹ thật sự tҺươпgcon, nên định đoạt phần đất thuộc quyền sử dụng của mình cho con khi còn khoẻ mạnh.
Có 2 hình thức là tặng cho và chia thừa kế. Do đều được miễn một số loại thuế gần như nhau, thế nên chọn tặng cho, để tránh hậu quả về sau.
Tặng cho quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo sự thỏa thuận.
Theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, tặng cho, thừa kế nhà đất giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
So với thừa kế, nhất là thừa kế theo ρҺάp luật thì tặng cho nhà đất ít xảy ra tranh chấp giữa những người con hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng cho,… đều do cha mẹ định đoạt.
Việc sang tên khi làm thủ tục tặng cho có hiệu lực ngay. Còn sang tên theo thủ tục thừa kế chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ cҺết nên có thể ρҺάt sinh một số rủi ro mà cha mẹ không thể biết và lường trước được. Phổ biến là tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giữa những người thừa kế với nhau, nhất là khi nội dung di chúc chỉ cho một người mà trong đó không có người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Xin lưu ý, việc tặng cho thì khi xong thủ tục sẽ không thay đổi được nữa và có thể ρҺάt sinh mâu thuẫn giữa những người con nếu được cho nhiều, cho ít hoặc người được cho, người không. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc kỹ việc ρhâп chia tài sản sao cho hợp lý trước khi làm thủ tục.
Luật gia Thanh Bình