Đến nay, rất nhiều người đã tiêm mũi 3 và nhiễm cô vít như thường. Điều này cũng không có gì quá bất ngờ khi mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vắc xin sau một thời gian sẽ suy giảm khả năng phòng lây nhiễm nhưng tác dụng hạn chế nguy cơ trở nặng thì vẫn còn. Do đó, có nhiều F0 tuy nhiễm nhưng không triệu chứng nhưng lại rất lâu âm tính.
Hiện tại, bản thân mình cũng trong trường hợp đó. Hôm nay mình lên báo đọc trên chuyên trang của báo Sức khỏe Đời sống có người tương tự đặt câu hỏi cho bác sĩ như sau: Tôi năm nay 28 tuổi, đã tiêm 3 mũi nhưng vẫn bị nhiễm cô vy. Khi mắc tôi chỉ có triệu chứng rất nhẹ, không đáng kể nhưng vấn đề là thời gian âm tính rất lâu, đến nay đã 7 ngày nhưng test nhanh vẫn 2 vạch.
‘Bác sĩ cho tôi hỏi, vì sao lại như vậy và có cách nào đào thải nhanh virus không? Vì sức khỏe tôi vẫn ổn nhưng không dám ra ngoài sợ lây cho người khác’, anh Bách hỏi.
Câu hỏi của anh được TS. BS Trương Hữu Khanh (Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) trả lời. Đây có lẽ cũng là thắc mắc chung của nhiều người nên mình chia sẻ lại bên dưới cho ai cần thì tham khảo nhé.
BS. Trương Hữu Khanh. Ảnh: Internet
Tại sao nhiễm cô vy nhẹ, không triệu chứng nhưng mãi không âm tính?
Theo BS. Khanh, nếu đã xác đinh bị nhiễm cô vy thì nên tuân thủ cách ly theo quy định, tránh ra ngoài vì có thể lây nhiễm cho người khác dù sức khỏe ổn định.
Việc tiêm đủ vắc xin không quyết định tới việc có nhiễm cô vy hay không. Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp tiêm 3 mũi vẫn nhiễm như thường. Chuyện khỏi nhanh hay chậm khi thành F0 còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
BS. Khanh cho hay: Nếu đã tiêm đủ và không có bệnh lý nền, sức khỏe ổn định thì thời gian dương tính kéo dài cũng không phải là vấn đề gì quá lớn. Do vậy, bạn không nên quá hoang mang, lo lắng.
F0 chỉ nên ra ngoài khi kết quả test nhanh âm tính hoặc xét nghiệm PCR có chỉ số CT lớn hơn 33. Bởi lúc này khả năng lây nhiễm khó xảy ra. Còn nếu test nhanh vẫn hai vạch thì không được ra ngoài cộng đồng.
Thậm chí, có những người sau 22 ngày mà test vẫn cho ra hai vạch. BS Khanh cho rằng không nên quá lo lắng. Bởi, có những trường hợp nhiễm cô vít kéo dài nhưng chỉ cần sức khỏe vẫn ổn, triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng thì không phải lo gì về mặt sức khỏe. Chỉ là còn hai vạch thì còn cần cách ly để tránh lây cho người khác.
Liên quan tới vấn đề này, BS. Lê Xuân Thắng (Bệnh viện Quân y 103) cho hay: Bình thường, F0 sẽ âm tính sau 2 tuần. Nhưng có những người chỉ 5 – 7 ngày đã âm song lại có những người hơn 2 tuần vẫn dương. Nó liên quan tới sức đề kháng cũng như sự đào thải cô vít của từng người.
Xét nghiệm vẫn hai vạch. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Vậy làm cách nào để nhanh đào thải hết cô vy ra bên ngoài, sớm âm tính trở lại?
BS. Khanh nhận định: Việc đào thải nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đề kháng của mỗi người. Chẳng hạn, ai có sức đề kháng tốt thì tốc độ đào thải nhanh hoặc những người đã từng nhiễm cô vy rồi thì có sẵn miễn dịch trong người, khả năng đào thải cũng nhanh hơn.
Ngược lại, có những người sức đề kháng kém, cơ thể không sản sinh ra đủ kháng thể để bảo vệ. Từ đó tấn công cơ thể và gây viêm nhiễm, tổn thương phổi. Đồng thời, kích thích hệ thống miễn dịch và tạo thành cơn bão cytokine. Đó là lý do vì sao mà người có bệnh nền, hệ miễn dịch kém thì thường bị nặng hơn.
Để nhanh chóng đào thải hết cô vy ra ngoài, mọi người cần:
+ Nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện thường xuyên, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Ăn đủ chất nghĩa là đủ số lượng, đa dạng các thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo từng nhóm tuổi. Các chất dinh dưỡng gồm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước
Nên ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, có thể thêm vào các bữa phụ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Tốt nhất, nên chế biến thực phẩm hợp khẩu vị, sở thích và khả năng nhai nuốt thức ăn của F0. Nếu F0 bị chán ăn, đau họng, giảm vị giác hay khứu giác thì nên nấu thức ăn ở dạng mềm, lỏng để người bệnh dễ ăn và cũng dễ tiêu hơn.
Ngoài ra, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần được lưu tâm. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa cũng đang yếu nên ăn đồ không sạch sẽ sẽ tạo thêm gánh nặng.
+ Với trẻ em và người có bệnh nền thì cần thực hiện chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ.
+ Uống đủ nước mỗi ngày và ngủ đủ giấc cũng giúp tăng cường sức đề kháng
+ Với những trường hợp được chỉ định dùng thuốc kháng virus thì cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Đây là những thông tin mà báo chí đã đăng tải. Giờ số lượng F0 nhiều, mọi người nên lưu lại, biết đâu sẽ giúp ích cho bản thân và gia đình.
Nguồn: Tổng hợp (https://qtcs.com.vn/216123-2/)