TP.HCM chạm ngưỡng 5000 ca, B.nhân CO.VID-19 khai báo gian dối TTYT bị phong tỏa, nhiều nhân viên thành F1

Chỉ sau 1 tháng rưỡi kể từ ca mắc COVI.D-19 đầu tiên, đến 10h sáng nay số ca mắc ở TP.HCM sắp chạm ngưỡng 5.000. Tuy vậy các chuyên gia cho rằng không nên quá lo lắng. Tại sao?
Bệnh nhân vừa điều trị C.OVID-19, vừa chạy thận được chăm sóc đặc biệt trong phòng cách ly tại Bệnh viện điều trị CO.VID-19 Củ Chi – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đợt dịch lần thứ 4 phát sinh ở nước ta từ ngày 27-4. Nhưng thực tế phải đến ngày 18-5 TP.HCM mới chính thức có ca mắc CO.VID-19 đầu tiên trong cộng đồng là một nhân viên công ty ở quận 3, cư trú tại chung cư Sunview Town (phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức).

Hai làn sóng trong cùng một đợt dịch

Có một điều khá đặc biệt so với các tỉnh thành khác là trong cùng một đợt, TP.HCM đang trải qua 2 làn sóng dịch bệnh đáng chú ý. Làn sóng thứ 1 từ 18-5 đến 14-6 với tâm điểm là chuỗi lây nhiễm tại nhóm truyền giáo Phục Hưng (quận Gò Vấp). Ổ dịch này bùng phát lan rộng khắp 21/22 quận, huyện và cho đến nay ghi nhận có gần 600 ca mắc COV.ID-19.

Làn sóng thứ 2 bắt đầu từ ngày 15-6, từ vài ca chỉ điểm ban đầu đã dần xâm nhập sâu vào các khu nhà trọ, cụm dân cư, tòa nhà văn phòng, chung cư… Từ đó tiếp tục lan ra các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Nếu tính từ thời điểm phát sinh làn sóng dịch bệnh thứ 1 đến nay, chỉ khoảng một tháng rưỡi TP.HCM đã ghi nhận gần 5.000 ca mắc COV.ID-19. Cụ thể:

Từ 18-5 đến 16-6: 1.000 ca

Từ 16-6 đến 23-6: 2.000 ca

Từ 23-6 đến 26-6: 3.000 ca

Từ 26-6 đến 30-6: 4.000 ca

Từ 30-6 đến 3-7: 5.000 ca

Nhìn vào các mốc thời gian nêu trên có thể nhận thấy chu kỳ phát sinh ca mắc ngày càng ngắn lại. Nếu như ở cột mốc đầu tiên (18-5 đến 16-6) phải gần 1 tháng mới đạt ngưỡng 1.000 ca mắc thì chỉ trong vòng nửa tháng (16-6 đến 30-6) đã vượt ngưỡng 4.000 ca. Chưa kể có nhiều thời điểm chỉ trong vòng 3-4 ngày đã đạt ngưỡng 1.000 ca mắc.

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, cao điểm trong 10 ngày (từ 23-6) đã có hơn 3.400 trường hợp mắc trong cộng đồng. Như vậy trung bình có 340 ca mắc CO.VID-19 mỗi ngày, có ngày cao điểm ghi nhận tới 667 ca. Và đây cũng là số ca mắc cao nhất trong đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM.

TP.HCM chuẩn bị ‘gối đầu’ điều trị cho 10.000 – 15.000 ca bệnh

Với việc trưng dụng nhiều bệnh viện, đến nay TP.HCM có tất cả 12 cơ sở điều trị bệnh nhân COV.ID-19, với quy mô 10.000 giường trải khắp nội thành và ngoại thành – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo quan sát của Tuổi Trẻ Online, trong mỗi chu kỳ bùng phát dịch, ngành y tế TP.HCM đã có các giải pháp chủ động đề ra các kịch bản “gối đầu”, đảm bảo có đủ cơ số giường điều trị. Theo đó từ tháng 5, “tình huống xấu nhất” với 5.000 ca mắc đã được tính đến.

5.000 ca mắc phải có tối đa 1.000 giường hồi sức. Đối với những trường hợp nhẹ sẽ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến. Còn những ca bệnh nặng sẽ được điều trị ở các bệnh viện chuyên điều trị CO.VID-19, đồng thời tăng cường các bệnh viện dã chiến.

Với sự đe dọa của chủng virus Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) có đặc tính lây nhiễm nhanh, mạnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng tình hình dịch bệnh còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới.

Do đó ngành y tế tiếp tục chuẩn bị kế hoạch “gối đầu” điều trị 10.000 hoặc thậm chí 15.000 ca bệnh, được phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế.

Ngành y tế TP.HCM áp dụng phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế – Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Cụ thể, cấp không triệu chứng điều trị ở bệnh viện dã chiến; cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình điều trị ở bệnh viện điều trị COVID-19 tại 4 cửa ngõ thành phố và cấp điều trị bệnh nhân nặng là bệnh viện tuyến trung tâm thành phố.

Ngoài 10 bệnh viện đang điều trị COV.ID-19 với quy mô 5.000 giường hiện nay, ông Bỉnh cũng vừa ký quyết định trưng dụng thêm 2 bệnh viện dã chiến có quy mô 5.000 giường. Trong đó ký túc xá của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (ĐH Quốc gia TP.HCM) quy mô 1.000 giường và ký túc xá khu A của ĐH Quốc gia TP.HCM quy mô 4.000 giường.

Với việc hai bệnh viện dã chiến mới được thành lập, TP.HCM có tổng cộng 10.000 giường để điều trị bệnh nhân CO.V.ID-19.

Bình tĩnh trước số ca tăng cao

Nhận định về tình hình dịch bệnh ở TP.HCM thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn -trưởng Bộ phận thường trực phòng chống C.OVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM – cho rằng “vẫn còn rất phức tạp, khó lường, nhất là về số lượng ca mắc CO.VID-19”.

Ứng dụng công nghệ vào theo dõi điều trị cho các bệnh nhân mắc C.OVID-19 tại Bệnh viện điều trị CO.V.ID-19 Củ Chi – Ảnh: DUYÊN PHAN

Sự “khó lường”, theo ông, là chỉ trong 10 ngày qua TP.HCM chưa có ngày nào số ca mắc dưới 3 con số, gần đây số lượng tăng lên rất nhanh, điển hình như ngày 1-7 là 464 trường hợp.

Vấn đề kế đến là dịch không chỉ khu trú ở khu vực TPHCM, mà đã lan rộng ra một số địa phương giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh xa có mối quan hệ rất mật thiết với TP.HCM như Tiền Giang, Đồng Tháp, Phú Yên, Quảng Ngãi…

“Trong việc liên thông giao thương, có thể người thành phố đến các địa phương gây dịch hoặc cũng có thể ngược lại, vì thế rất phức tạp. Ca nhiễm cộng đồng bắt đầu có xu hướng đẩy nhanh tương đối cao. Đây là yếu tố hết sức khó khăn cho TP.HCM sắp tới” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Các chuyên gia dịch tễ cũng đồng quan điểm những ngày tới số ca mắc ở TP.HCM nhiều khả năng còn tăng cao và duy trì ở mức 3 con số, song cho rằng người dân không nên quá lo lắng, bởi “kịch bản” này đang ở thế chủ động.

TP.HCM đang bước vào cao điểm lấy mẫu xét nghiệm trên toàn TP với quy mô 500.000 – 1 triệu mẫu/ngày, quyết “bắt” bằng được các F0 lang thang. Hình thức được áp dụng sẽ linh hoạt vừa test nhanh vừa RT-PCR; vừa mẫu gộp vừa mẫu đơn. Thời gian trả mẫu cũng được đẩy nhanh xuống còn 12 giờ – Ảnh: NHẬT THỊNH

Theo phân tích, các ca mắc tăng sẽ phát sinh từ các yếu tố, bao gồm việc F1 được truy vết cách ly đến thời điểm phát bệnh; chiến lược xét nghiệm diện rộng toàn TP.HCM với quy mô lớn, đủ hình thức truy bắt F0 mang lại hiệu quả; cuối cùng là xu hướng dịch đạt đỉnh trong tháng 7 như nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐH Fulbright và Tech4Cov.id.

Đây là đợt dịch mà TP.HCM rất khó khăn trong việc xác định đỉnh dịch. Việc xác định được đỉnh dịch là điều vô cùng quan trọng, quyết định sự thành – bại trong cả chiến lược chống dịch.

“Xác định đỉnh dịch giúp chúng ta đánh giá được cục diện về bức tranh của dịch bệnh, từ đó chủ động có các biện pháp đối phó quyết liệt. Nếu làm tốt, đó sẽ là “chìa khóa” ngăn chặn không cho dịch có cơ hội lây lan và đi đến dập tắt” – một chuyên gia dịch tễ khẳng định.

 Sáng 3/7, các ngành chức năng và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang truy vết, cách ly, khoanh vùng đối với các trường hợp liên quan đến bệnh nhân (BN) 17951, ca mắc CO.VI.D-19 đầu tiên ở Lâm Đồng.
Theo lãnh đạo huyện Đạ Tẻh và Sở Y tế Lâm Đồng, trên đường từ chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) về huyện Đạ Tẻh, khi qua chốt kiểm soát, vợ chồng BN 17951 đã khai báo y tế gian dối (khai từ Đắk Lắk về) nên lực lượng chức năng không phát hiện ngay từ đầu để cách ly y tế.

Nhân viên y tế khẩn trương truy vết

Trở về Lâm Đồng từ ngày 26/6 nhưng đến đêm 30/6, đôi vợ chồng này mới đến Trạm y tế xã Mỹ Đức khai báo. Tuy nhiên, họ khai báo rất lắt nhắt, không chịu hợp tác. Đến chiều 2/7, hai vợ chồng này mới khai cơ bản và có thông tin quan trọng là đã đi thăm 2 bệnh nhân Khoa Ngoại của Trung tâm Y tế Đạ Tẻh.

Hậu quả, lực lượng chức năng phải phong tỏa tạm thời Trung tâm Y tế Đạ Tẻh và đóng cửa Trạm Y tế xã Mỹ Đức. Vì lực lượng y tế tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh không thể làm nhiệm vụ truy vết nên Sở Y tế phải điều động nhân lực tại các huyện khác đến hỗ trợ.

Liên quan đến BN 17951, CDC Lâm Đồng phối hợp điều tra, truy vết được 25 trường hợp F1 (có 06 nhân viên y tế), 135 trường hợp F2 (có 16 nhân viên y tế); lấy mẫu xét nghiệm 747 trường hợp, trong đó 5 trường hợp F1 lấy mẫu gộp lần 1 có kết quả dương tính mẫu gộp. Cơ quan chức năng đã sàng lọc 110 nhân viên y tế, hiện chưa có kết quả.

Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định hỏa tốc thiết lập vùng cách ly y tế phòng chống dịch CO.VID-19 tại thôn Phú Hòa (xã Mỹ Đức). Số người trong khu vực cách ly 171 hộ, 711 khẩu. Thời gian cách ly từ 18 giờ 30’ ngày 2/7/2021 cho đến khi có thông báo mới (tối thiểu 14 ngày).

Siết hoạt động của các chốt kiểm dịch

UBND tỉnh cũng đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg Ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch CO.VID-19 đối với xã Mỹ Đức từ 18 giờ 30’ ngày 2/7 cho đến khi có thông báo mới.

Ngoài ra, liên quan đến N. M. Q (F1 BN 17951) có 19 F1 và 49 F2 (đang lấy mẫu xét nghiệm); liên quan đến V. Đ. B. (F1 BN 17951) có 3 F1và 24 F2 (đang lấy mẫu).

Theo Tuoitre, TienPhong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *