TP.HCM vừa xác định thêm một ca dươпg tíпh là F1 của bệnh nhân tại quận 3. Đến nay, ngành y tế vẫn chưa xác định được nguồn lây cho các bệnh nhân này.
Tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo phòng, cɦống dịcɦ TP.HCM sáng 24/5, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo chi tiết về quá trình truy vết 2 chuỗi lây nhiễm và một bé 18 tháng tuổi dươпg tíпh.
Ảnh minh hoạ
2 GIẢ ĐỊNH VỀ CHUỖI LÂY NHIỄM TẠI QUẬN 3.
Chuỗi lây nɦiễm đầu tiên tại công ty ở quận 3 với hai bệnh nhân là BN4514 (ngụ TP Thủ Đức), BN4583 (ngụ quận 7). Kết quả giải mã bộ gene của virus cho thấy 2 bệnh nhân này có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Với BN4514, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 5.957 trường hợp, qua đó phát hiện một ca dươпg tíпh là BN4583, còn lại âm tính.
Với bệnh nhân ở quận 7, ngành y tế đã xét nghiệm 217 trường hợp, tất cả có kết quả âm tính. Qua điều tra dịcɦ tễ, BN4514 từng đến Hải Phòng từ 24/4 đến 3/5. Bên cạnh đó, chủng lây nhiễm của hai bệnh nhân này cũng khá phổ biến tại Hải Phòng. Do đó, ngành y tế cho rằng đây là nguồn lây nɦiễm của hai bệnh nhân này.
Chuỗi lây nhiễm thứ hai tại một quán bánh canh ở quận 3 gồm các bệnh nhân: BN4780, BN4781, BN4782. Tổng số mẫu xét nghiệm là 1.958 trường hợp, hiện 90 người còn đang chờ kết quả.
Chiều 23/5, thành phố vừa phát hiện thêm một ca mới là cháu bé 18 tháng tuổi, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Trường hợp này là F1, cháu ngoại của bệnh nhân 4780 (ngụ đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Theo ông Bỉnh, cháu bé này và mẹ ở quận Tân Bình, đến thăm bà ngoại (BN4780) ngày 15/5 và 18/5. Lần xét nghiệm thứ nhất, trường hợp này âm tính nhưng sau đó có kết quả xét nghiệm dươпg tíпh chiều 23/5, ở lần lấy mẫu thứ 2.
Ảnh minh hoạ
Kết quả giải mã bộ gen virus trên BN4780 cho thấy các bệnh nhân này nɦiễm biến chủng B.1.1.7 (biến chủng Anh). Đây là biến chủng khá phổ biến tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Hiện, ngành y tế chưa phát hiện nguồn lây của chuỗi lây nhiễm này.
Ông Bỉnh cho biết trong gia đình có một người từng đi Đà Nẵng từ tháng 2; tuy nhiên, người này có kết quả âm tính. Hiện, ngành y tế rà soát những người trong gia đình để xác định thời gian nɦiễm bệnh của các bệnh nhân, xem xét khả năng họ mới bị lây nhiễm từ người đi Đà Nẵng hay không.
Giả định thứ hai được đặt ra là các bệnh nhân này bị lây từ chính các đoàn khách tới quán. Công an TP.HCM cho biết quán ăn này từng tiếp các đoàn khách từ Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều tỉnh miền Trung.
Trường hợp cuối cùng là một ca nghi nɦiễm mới phát hiện hôm 19/5 tại quận Gò Vấp. Người này có triệu chứng điển hình của Covid-19 như sốt, ho, khó thở, mất vị giác… Xét nghiệm lần 1 xác định bệnh nhân có kết quả dươпg tíпh yếu. Tuy nhiên, ở các lần xét nghiệm sau, người này âm tính. Hiện, ngành y tế đang xử lý trường hợp này như ca nhiễm.
Ông Phong yêu cầu tất cả sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện nghiêm yêu cầu về tạm dừng hoạt động một số dịcɦ vụ mà UBND TP.HCM đã công bố hôm 21/5.
Đối với các cơ quan Nhà nước, ông yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu ho, sốt, khó thở nên ở nhà, không đến cơ quan. Từ ngày 25/5, khách đến cơ quan, công sở liên hệ công tác bắt buộc phải khai báo y tế. Mỗi cơ quan, đơn vị nên có một tổ Covid-19 cộng đồng để kiểm soát.
Ảnh minh hoạ
Các bệnh viện nên hạn chế người thăm nuôi, có phương án cách ly tạm thời, chủ động ứng phó nếu có ca nhiễm. Ông cũng gợi ý người trên 60 tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà vì nhóm này có sức đề kháng yếu.
Ông yêu cầu Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021, đặc biệt là nghiên cứu gói hỗ trợ lần 2 cho những người bị ảnh hưởng do dịcɦ.
Đây là lần đầu tiên TP.HCM ghi nhận sự lây nɦiễm trong cộng đồng của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh. Tính đến nay, TP.HCM có 276 ca mắc, trong đó 259 trường hợp đã khỏi bệnh, xuất viện.
Ngày 24-5, kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng cɦống dịcɦ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khuyến cáo người trên 60 tuổi hạn chế đi ra đường.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá hiện nay tình hình dịcɦ vẫn diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng, với nhiều chuỗi lây nhiễm từ nhiều nguồn, nhiều biến chủng chưa có dấu hiệu suy giảm.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị các quận huyện và TP Thủ Đức quan tâm, Sở Thông tin – truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ sẵn sàng cho Trung tâm chỉ huy phòng cɦống dịcɦ đi vào hoạt động.
Phối hợp với Sở Y tế ban hành thông cáo báo chí lúc 18h hằng ngày để cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân TP.HCM.
“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong đó nhấn mạnh người dân phải chú trọng đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, khuyến cáo những người trên 60 tuổi hạn chế ra đường vì khả năng kháng thể của người lớn tuổi yếu, điển hình như trường hợp của BN 4780 ở quận 3”, ông Phong nói.
Đối với Sở Y tế, ông Phong yêu cầu rà soát lại tất cả các quy trình phòng cɦống dịcɦ tại các cơ sở y tế và thực hiện giãn cách trong bệnh viện, trong đó chú ý những người đi thăm nuôi người bệnh.
“Hạn chế tối đa người thăm nuôi. Nếu có trường hợp nào cần thăm nuôi thì chỉ cần 1 người thôi và cần kiểm soát một cách chặt chẽ” – ông Phong nói và cho rằng các bệnh viện cần có khu cách ly tạm thời.
Các bệnh viện cũng cần yêu cầu tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc phải cài đặt ứng dụng bluezone nếu có thiết bị di động, còn nếu không có phải áp dụng các hình thức khác. Bệnh viện nào có điều kiện thì trang bị bộ nhận diện khuôn mặt.
Riêng Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất, ông Phong yêu cầu phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, điều chỉnh giờ làm việc của các dây chuyền sản xuất theo hướng giảm, tách giờ làm việc vào buổi sáng và giờ tan ca buổi chiều, nhằm giảm mật độ người làm việc quá đông trong cùng một thời điểm.
Ảnh minh hoạ
Cùng với đó, tổ chức phương án diễn tập ứng phó với tình huống dịcɦ xảy ra tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
“Những phương án này không bao giờ thừa. Bởi vì 2.221 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng trên cả nước bắt đầu từ ngày 27-4 thì 66,2% là từ các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu xuất hiện ca nɦiễm ở một doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn thì lúc đó buộc phải tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp đó, ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất và thu nhập của người lao động” – ông Phong nói.
Đối với Công an TP.HCM, ông Phong đề nghị phối hợp với các quận huyện, TP Thủ Đức và các sở ngành rà soát lại các lao động nước ngoài được cấp giấy tờ nhập cảnh vào làm việc với các doanh nghiệp.
Theo: Tuổi Trẻ/ Zing