Chuyển hẳn sang làm việc trực tuyến, mỗi tháng chỉ đi chợ hai lần, “nghỉ chơi” với bạn bè và hàng xóm… là cách nhiều người trẻ chọn để ‘sống chung với dịch’ trong bối cảnh dịch C.ovid-19 diễn biến cực kỳ phức tạp ở TP.HCM.
Lưu Hải Phong tham gia hoạt động hỗ trợ người dân vùng dịch
Sẵn sàng tinh thần ‘sống chung với dịch’
Trước đây, ngày mới của cô Nguyễn Thủy (35 tuổi, giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM) thường bắt đầu khá sớm, tất bật xách cặp lên giảng đường. Giờ đây, công việc của cô vẫn thế nhưng mọi thứ đã thay đổi vì dịch Co.vid-19.
Cô Thủy không còn ngày ngày lên giảng đường, thay vào đó chủ động lập nhiều nhóm khác nhau để kết nối với sinh viên, bạn bè và người thân qua internet. Cô vẫn dậy sớm mỗi ngày, nhưng công việc trở nên linh động hơn khi chuyển hoàn toàn sang làm việc trực tuyến hơn một tháng nay.
“Tôi thích nghi và thay đổi nhiều trong 2 năm qua. Việc soạn lại bài giảng, học thêm phương pháp dạy trực tuyến, chủ động tạo nhóm và tương tác sâu với các lớp đang giảng dạy… là những thay đổi lớn nhất từ khi dịch Cov.id-19 xuất hiện tới nay”, cô Thủy chia sẻ.
Tuy nhiên, trong đợt bùng phát lần thứ 4, cơ quan y tế ở TP.HCM tính đến phương án ‘sống chung với dịch’ giữa lúc số ca mắc C.vid-19 tăng vọt.
Do đó, nhiều người trẻ như cô Thủy không chỉ tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế, mà còn phải chuẩn bị sẵn phương án ứng phó trong trường hợp bản thân bị dương tính với Cov.id-19. “Tôi để sẵn ba lô, thuốc men, đồ dùng cần thiết và chuẩn bị cả tinh thần”, chị Thủy chia sẻ.
Bên cạnh đó, nữ giảng viên luôn theo dõi báo đài để nắm bắt thông tin mới nhất về tình hình dịch C.ovid-19, tham khảo thêm các kênh của bác sĩ chuyên môn về tiêm vắc xin và cách tự bảo vệ mình trước Co.vid-19.
“Trường đóng cửa, tôi chủ động tham gia các hoạt động trực tuyến trong mùa dịch như: trồng cây, đọc sách, nấu ăn, quyên góp quần áo cũ… Đó cũng là cách để giữ bản thân không bị trì trệ và có tinh thần lạc quan vượt qua mùa dịch”, cô Thuỷ chia sẻ.
Dịch bùng phát, cô ABích Thuỷ chọn cách sống chậm lại, chuyển mọi hoạt động sang trực tuyến, tuân thủ quy tắc 5K nhưng đồng thời cũng chuẩn bị sẵn tinh thần có thể “bị bế đi bất kỳ lúc nào”
Luôn bật chế độ làm việc tại nhà
Trong tư thế sẵn sàng ‘sống chung với dịch’ và nguy cơ dịch kéo dài, các bạn trẻ phải làm quen với cách làm việc và học tập trực tuyến.
Chuyển sang chế độ làm việc làm việc tại nhà từ năm trước, kỹ sư AI Nguyễn Hoàng Bảo Đại (27 tuổi, Hóc Môn, TP.HCM) cho hay việc thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc cũng rất công nghệ.
Bảo Đại, đang làm cho một công ty công nghệ lớn của Singapore, chi nhánh Việt Nam, chia sẻ: “Tôi sử dụng các ứng dụng chat và gọi trực tuyến để họp và thảo luận công việc với mọi người, nên không cần phải đến công ty”. Thậm chí, Bảo Đại luôn đảm bảo giữ khoảng các nhất định khi nhận hàng đã đặt trực tuyến, thanh toán trực tuyến để tránh tiếp xúc trực tiếp.
“Cuộc chiến chống lại d.ịch Co.vid-19 không chỉ dành riêng cho các y bác sĩ. Toàn thể người dân, những bạn trẻ như tôi cũng phải tuân thủ nghiêm quy tắc phòng bệnh và hạn chế ra ngoài trong thời gian này đã là chung tay chống dịch”, Bảo Đại chia sẻ.
Cùng chung tay chống dịch
Không chỉ học cách ‘sống chung với dịch’, nhiều sinh viên còn tham gia các chiến dịch tình nguyện, hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì dị.h C.ovid-19.
Chẳng hạn, Lưu Hải Phong, sinh viên năm nhất Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM, tham gia chiến dịch tình nguyện, chuyển hàng tấn gạo, rau củ quả, khoai lang, mì gói, trứng gà… đến những khu vực bị phong tỏa.
Ảnh minh họa
“Tôi ý thức được nguy cơ lây nhiễm và ban đầu mẹ cũng phản đối việc tham gia chiến dịch tình nguyện. Tuy nhiên, khi thấy mọi người gặp khó khăn khi dịch bùng phát, nhiều sinh viên ngành y, các bạn trẻ ở khắp mọi nơi đều góp một tay, tôi cố thuyết phục và cuối cùng mẹ cũng đồng ý”, Phong chia sẻ.
Dù vậy, trước tình hình dịch Co.vid-19 ngày càng phức tạp, một số hoạt động tình nguyện cũng thay đổi. Thay vì tham gia trực tiếp, Phong chuyển qua các hoạt động tình nguyện trực tuyến.
Chàng trai này giờ cũng thay đổi thói quen sinh hoạt và cách giao tiếp để phòng dịch Cov.id-19, chuyển sang giao tuyến trực tuyến nhiều hơn và ‘nghỉ chơi’ với bạn bè trong thời gian này.
Theo Thanhnien