Tỷ phú thế kỷ: Từ kẻ vô gia cư trở thành ông chủ khu chợ lớn nhất Sài Thành được người đời đúc tượng đồng để thờ

Từ một người đi nhặt ve chai, không nhà không cửa, Quách Đàm – một người Hoa sinh sống tại khu vực Chợ Lớn bằng sự thông minh và nhạy bén của mình đã nhanh chóng trở nên giàu có, và là một trong những vị tỷ phú giàu có bậc nhất Sài Gòn thế kỷ 20.


Chợ Bình Tây ngày nay

Người già Sài Gòn có thể nghe và biết về Qυách Đàɱ, còn lớp trẻ ngày nay chắc chắn sẽ hỏi: “Quách Đàm là ai?”. Để trả lời, xin nhắc tới một nơi chốn khá dễ thấy: ngôi chợ Bình Tây (Quận 6, TP. Hồ Chí Minh ngày nay).

Quách Đàm (phồn thể: 郭琰 bính âm Hán ngữ: Guō Yǎn; 1863-1927) là một thương gia giàu có, và là người có công xây dựng nên chợ Bìпʜ Ƭây; nay thuộc quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Quách Đàm quê ở làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc. Ông sang Việt Nam, rồi khởi nghiệp từ nghề mua bán ve chai, sau đó kèm thêm việc mua bán da trâu, vi cá và bong bóng cá. Khi đã có một số vốn, ông bước vào nghề mua bán lúa gạo và trở nên giàu có. Ông luôn luôn làm việc bằng sức lao động chân chính, và ông đã tạo nên Thông Hiệp, một cơ sở kinh doanh danh tiếng ở khu vực Cʜợ Lớп ngày ấy.

Mở hiệu buôn Thông Hiệp

Tương truyền khi sắp mở tiệm, ông vẫn chưa biết đặt tên là gì, vì vậy đã đến xin chữ ở một thầy Tàu cho chữ hiệu. Sau khi hỏi nghề nghiệp của Đàm, ông thầy viết cho hai chữ “Thông Hiệp”, kèm theo hai câu liễn:

Thông thương sơn hải
Hiệp quán càn khôn

Quách Đàm mừng lắm, lập tức khắc bảng sơn son thếp vàng. Do đó Qυách Đàɱ còn được gọi là ông Thông Hiệp.


Chợ Bình Tây người Hoa Chợ Lớn xưa

Trụ sở của hiệu buôn “Thông Hiệp” đặt tại Quai de Gaudot (nay là đường Hải Thượng Lãn Ông), thời ấy hãy còn là một con kinh chưa lấp.

Xây chợ Bình Tây

Sau khi thành lập cửa hiệu, việc làm ăn của Quách Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng. ông xuất tiền xây chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Qυách Đàɱ hay “Cʜợ Lớп Mới”, sau khi Chợ Cũ (ở vị trí nay là Bưu điện quận 5) bị thiêu tàn trong một vụ cháy. Chợ Bìпʜ Ƭây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930.


Chợ Bình Tây được chụp trên cao.

Nguyên thủy, đây là một vùng đất ruộng, được ông mua lại, chuyển đất ruộng thành đất thổ trạch, rồi tự mình xuất tiền để xây dựng một khu chợ đồ sộ, được người dân quen gọi là chợQυách Đàɱ.

Chợ được xây cất bằng xi măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây, nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát.

Bên cạnh khu chợ, ông cũng cho xây dựng khu phố nhà lầu theo kiểu phố buôn bán và vận động các quan chức cao cấp của Nam Kỳ, kể cả Thống đốc Cognacq để dời Cʜợ Lớп về đây. Bên trong chợ, ông cũng cho đặt tượng đồng của mình nơi cửa chính. Tượng Đàm mặc triều phục Mãn Thanh, nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bím, tay cầm một bản đồ (ảnh đầu tiên), dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc.


Chợ Bình Tây mang kiến trúc độc đáo.

Tuy nhiên, thời kỳ đầu khi chợ mới được xây dựng, dù đồ sộ, nhưng xung quanh dân cư còn thưa thớt, hơn nữa, các thương gia người Hoa buôn bán tại Cʜợ Lớп Cũ vốn đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xôi thêm hao tốn, vì vậy Chợ Quách Đàm chưa sầm uất như bây giờ.

Cả khu phố lầu chỗ Đàm buôn bán, Qυách Đàɱ nài mua nhiều lần do tin vào thuật phong thủy, nhưng chủ không bán, đành phải mướn mỗi tháng đến ba trăm đồng bạc, một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Ngôi chợ bề thế có bề dày lịch sử gần 100 năm tuổi này

Nhắc đến chợ Bình Tây (chợ Lớn) – chợ đầu mối quy mô bậc nhất khu vực miền Nam, chắc hẳn người dân Sài Gòn nào cũng không khỏi trầm trồ về kiến trúc có một không hai của khu chợ này. Thế nhưng khi được hỏi rằng ai là người xây nên ngôi chợ bề thế có bề dày lịch sử gần 100 năm tuổi này, thì không phải ai cũng biết.

Quách Đàm – người đã đặt nền móng xây nên chợ Bìпʜ Ƭây vẫn là cái tên khá lạ lẫm đối với nhiều người trẻ ở Sài Gòn, bởi tuy giàu có nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên vị tỷ phú người Hoa này chưa được dân gian liệt vào một trong tứ đại cự phú của Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 (gồm Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương – Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường – Lý Tường Quan và Chú Hỏa – Hui Bon Hoa).


Không chỉ là một trung tâm thương mại mà còn là 1 địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Mặc dù vậy, công bằng mà nói, nếu xét về sự giàu có và danh tiếng trong giới thượng lưu Sài Gòn xưa thì Quách Đàm chỉ đứng sau Chú Hỏa. Và hành trình để ông từ một kẻ vô gia cư trở thành chủ của ngôi chợ bề thế bậc nhất xứ Nam Kỳ cũng là cả một câu chuyện đầy những điều lý thú.

Gã ve chai họ Quách và những mánh kinh doanh đáng nể

Theo ghi chép trong cuốn sách “Giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa” của tác giả Thượng Hồng thì Qυách Đàɱ vốn mồ côi cha mẹ và không có nhà cửa. Thuở nhỏ ông có cuộc sống cơ cực phải sống lang thang đầu đường xó chợ.


Quách Đàm thời trẻ

Khi lớn lên, ban ngày ông đi mua ve chai, tối về ngủ ở mái hiên ở các ngôi nhà. Tuy sống cảnh đời bấp bênh như vậy, nhưng ông Đàm vẫn nuôi chí làm giàu. Vài năm sau dù vẫn chưa có nhà cửa, nhưng ông đã tích góp được một số vốn nhỏ để kinh doanh, ông mua đi bán lại các mặt hàng hiếm và lạ, như da trâu, vi cá. Thời đó, những mặt hàng này chủ yếu là đem bán ra nước ngoài.

Vì phải ngủ đường ngủ chợ nên ông thường bị bọn xấu rình đánh cắp vốn liếng giấu trong hầu bao. Mất tiền nhiều lần, nhưng ông Đàm vẫn không nản, ông kiên trì làm lại từ đầu, chỉ vài năm sau, Quách Đàm đã có được một số vốn kha khá.

Ông quyết định mướn một căn nhà ở khu vực chợ Kim Biên ngày nay (thời đó toàn bộ khu vực này còn là một con rạch chảy ra kênh Tàu Hũ). Lợi dụng địa thế ngôi nhà ở ngay bờ kênh, Qυách Đàɱ đã chuyển sang kinh doanh nông sản, thực phẩm, chủ yếu là thu mua lúa gạo ở các tỉnh miền Tây. Ban đầu buôn nhỏ, sau phát triển to dần, trở thành nhà thầu cung cấp gạo lớn nhất nhì Sài Gòn – Cʜợ Lớп.

Trong cuốn “Sài Gòn xưa”, học giả Vương Hồng Sển đã kể về một mánh lới làm ăn làm nên tên tuổi ông như sau: “Lần nọ, ông sai mua lúa khắp miền Tây chở về dự trữ ngập trong các nhà kho, chờ ngày xuất bán sang nước ngoài. Nhưng do nắm tin thị trường chưa kỹ, năm đó giá lúa quốc tế sụt giảm nặng. Với kho lúa hiện tại, Quách Đàm có thể lỗ nặng, phá sản nên người nhà, nhân công hết sức lo lắng.


Chợ Bình Tây lưu giữ nét kiến trúc độc đáo

Lúc đó Quách Đàm vẫn bình tĩnh như thường, ông ra mật lệnh cho nhân viên dưới miền Tây tiếp tục mua lúa giá như cũ. Không những thế, ông còn trả giá lúa cao hơn các thương lái khác để gom mua bằng hết. Mặt khác, Qυáçʜ Đàм gửi thư cho đại diện ở nước ngoài tung tin đồn giá lúa sắp tăng vọt lên cao.

Mánh lới này của ông nhanh chóng khiến các thương lái “sập bẫy”. Họ đua nhau thu mua lúa trong nước với giá cao chờ bán kiếm lời. Lúc này, Quách Đàm mới âm thầm dừng mua lúa đồng thời xuất lúa chứa trong kho ra bán. Kho lúa vơi dần cũng là lúc các nhà buôn khác phát hiện bị lừa. Họ chia nhau gánh thay phần lỗ của ông”.

Cuối đời của ông chủ Chợ Lớn ở Sài Gòn Quách Đàm

Chỉ khi đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thập niên 1920, hiệu buôn mới gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, Qυáçʜ Đàм vẫn là một trong những người giàu nhất Đông Dương thời bấy giờ.

Quách Đàm çʜết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên… Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy “ngẫu” (năm đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón.

Chợ Bìпʜ Ƭây – Giấc mộng chưa thành của Qυáçʜ Đàм

Năm 1925, chánh tham biện Çʜợ Լớп thấy khu vực thành phố đất chật người đông nên muốn mở rộng thêm địa giới ra khu vực ngoại thành, ông ta bèn hỏi điền chủ một khu vực đất hàng chục mẫu giáp ranh thì nhận được cái giá khá chát.


Chợ Bình Tây cũng khá nhỏ nên chính quyền thành phố thời đó muốn di dời và mở rộng khu chợ này.

Vốn là người kinh doanh thông minh và biết nắm bắt thời cơ, ngay khi biết được thông tin, ông đã nhanh trí chớp lấy miếng mồi béo bở. Ông bèn đưa ra đề nghị hiến tặng một mảnh đất rộng 17.000m2 ở xóm Bìпʜ Ƭây, và bỏ cả tiền túi ra xây một ngôi chợ thật lớn cho chính quyền thành phố.


Chợ Lớn Mới được xây dựng trên diện tích rộng lớn.

Tuy nhiên kèm theo đó là 2 yêu cầu. Thứ nhất Qυáçʜ Đàм xin xây hai dãy nhà phố quanh chợ và thứ hai là dựng tượng mình để đặt ở giữa chợ. Thực ra yêu sách thứ hai mới là khó vì chỉ những danh nhân thì mới được dựng tượng nhưng cuối cùng chính quyền thực dân cũng thông qua vì tượng chỉ đặt trong chợ.


Một trong những yêu cầu của Quách Đàm khi xây chợ là đặt tượng của ông ở chính giữa chợ.

Bỏ ra nhiều tiền của để xây chợ, không đơn thuần ông chỉ nhằm mỗi mục đích được dựng tượng, ý định thâm sâu của ông là dời được trung tâm buôn bán của thành phố Çʜợ Լớп về chợ Bình Tây để thu lợi.

Nhưng tiếc thay người tính không bằng trời tính, khi mọi công đoạn chuẩn bị xây chợ đã hoàn thành, thì năm 1927 Qυáçʜ Đàм ra đi. Việc xây chợ bị dời lại 1 năm. Đến năm 1928, các con của ông thay cha đứng ra xây chợ.


Chợ được xây bê tông cốt thép hiện đại nhưng mang kiến trúc đậm chất Trung Hoa.

Năm 1930 chợ được hoàn thành, quy mô lớn và cao hơn cả chợ Bến Thành. Chợ được xây theo công nghệ hiện đại phương Tây nhưng mang kiến trúc đậm chất phương Đông với mái ngói âm dương và rồng chầu nguyệt trên mái. Giữa chợ có một công viên nhỏ, nơi đặt tượng được đúc bằng đồng, có hồ nước và bệ đá toàn bằng cẩm thạch trắng với bốn con rồng và hai con lân to bằng đồng phun nước bạc.


Tiểu thương vẫn hàng ngày hương khói cho pho tượng vì không chỉ tri ân ông Quách Đàm đã dựng nên ngôi chợ, mà họ còn xem ông như thần tài của giới buôn bán nơi này.

Sau 1975, tượng ở chợ Bìпʜ Ƭây bị tháo dỡ, sau nhiều năm nằm kho tại phòng Văn hóa Thông tin quận 6, đến năm 2003, bức tượng được dời về lại Bảo tàng Mỹ thuật.


Ngày nay Çʜợ Լớп vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân Sài Gòn.

Để tưởng nhớ công ơn của Qυáçʜ Đàм các tiểu thương trong chợ đã quyên tiền dựng pho tượng mới để đặt vào vị trí cũ. Tuy nhiên tượng mới chỉ là chân dung, khá nhỏ, đặt lên cũng không cân xứng nên được đặt ngay ở bệ tường cũ.


Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng những kiến trúc và những nét độc đáo của ngôi chợ vẫn được giữ nguyên vẹn.

Dù không được tận mắt chứng kiến ngày chợ Bình Tây được hoàn thành, thế nhưng tin rằng Qυáçʜ Đàм sẽ luôn tự hào về công trình mà mình đã tâm huyết để lại. Gần 100 năm trôi qua, chợ Bìпʜ Ƭây vẫn sừng sững với thời gian và luôn là niềm tự hào của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.

Duy Phan – 16/10/2020

Bài viết có tham khảo:
Chuyện về ông chủ Chợ Lớn ở Sài Gòn: Từ kẻ vô gia cư trở thành tỷ phú thế kỷ 20
Quách Đàm
Giai Thoại Về Các Tỷ Phú Sài Gòn Xưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *