Cha mẹ nên làm gì cho trẻ trong giai đoạn trẻ nổi loạn?
Cấp 2, cấp 3 không chỉ là quãng thời gian đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ, mà còn là quãng thời gian phiền phức và bất lực nhất của các bậc phụ huynh. Việc dạy con tuổi mới lớn đặt ra nhiều thách thức với bậc làm cha mẹ.
“Thời kỳ nổi loạn” là giai đoạn ai cũng sẽ trải qua, chúng ta vẫn quen gọi lứa tuổi 12-18 là “thời kỳ nổi loạn của lũ trẻ”. Những đứa trẻ trong độ tuổi này đang trong giai đoạn chuyển tiếp tâm lý, ý thức tự lập, tự giác ngày càng cao, mong muốn thoát khỏi sự giám hộ của người lớn (đặc biệt là cha mẹ). Chúng phản ứng việc cha mẹ coi mình như trẻ con, tự coi mình là người lớn. Để thể hiện sự trưởng thành của mình, lũ trẻ có xu hướng chỉ trích mọi thứ. Bởi trẻ cảm thấy hoặc lo lắng rằng thế giới bên ngoài đã bỏ qua sự tồn tại độc lập của mình, nên tâm lý nổi loạn nảy sinh, và do đó sử dụng nhiều phương tiện và phương pháp khác nhau để thiết lập địa vị bình đẳng giữa “bản thân” và thế giới bên ngoài.
Người cha vượt nghìn dặm về nhà tìm còn (Ảnh Sohu)
Khi con cái đang trong “thời kỳ nổi loạn của tuổi trẻ” cũng là lúc các bậc cha mẹ gặp nhiều phiền toái nhất. Cô con gái cưng đôi khi có thể khiến người cha hết mực yêu thương nó nổi giận.
Mới đây một đoạn clip trên đường phố đã gây ra nhiều tranh cãi. Một người đàn ông trung niên, mặc áo phông trắng đối mặt với cô con gái tuổi teen của mình. Qua lời của người cha, có thể hình dung câu chuyện đơn giản. Cha mẹ lên thành phố làm việc bên ngoài để kiếm tiền, con gái ở quê với ông bà từ nhỏ đến lớn. Đây cũng là chuyện bình thường ở nhiều gia đình, bởi vì giá cả ở thành phố tương đối đắt đỏ, nếu đem con lên thì con ở gần mẹ cha, có điều không dư ra được đồng nào. 15- 16 tuổi là giai đoạn phát triển thể chất của các bé gái, đồng thời cũng là giai đoạn các em bắt đầu thay đổi dần về mặt tâm lý. Nhưng sự nổi loạn ở tuổi vị thành niên lại rõ ràng hơn, khó kiểm soát hơn.
3 phần bất lực, 7 phần yêu thương, đứng trước đứa con gái ngoan cố, người cha cố gắng nhẫn nại hỏi han con (Ảnh QQ)
Qua những lời người cha nói với con, thì ra là con gái bỏ học đã lâu. Cô giáo liên lạc với người giám hộ ở nhà là ông bà. Nhưng ông bà cũng lớn tuổi, không cách nào nói được cháu. Bằng nhiều cách khác nhau, cô giáo cũng gọi được cho phụ huynh, nói rằng không thấy em này đi học hơn 2 tuần. Ông bố đang đi làm điếng lặng khi nghe tin, tức tốc vượt ngàn dặm về quê nhà, lùng sục khắp nơi tìm con gái. Vùng nông thôn vốn dĩ đơn giản là không lớn, sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng anh cũng nhận ra bóng dáng con gái mình từ xa trên một con phố, người cha đuổi theo con, chặn con ở góc đường. Hành vi dạy con tuổi vị thành niên này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của người qua đường.
“Con gái, con bỏ học bao lâu rồi hả con?”
Trước những câu hỏi khản đặc của người cha già, cô con gái khoanh tay bất bình, cúi gằm mặt và không nói gì.
“Bố mẹ đi xa là vì tương lai của con, con ăn học đàng hoàng thì sẽ không cực khổ như bố mẹ. Tóm lại là con muốn đi học hay đi làm công nhân. Nói đi!”
Mặc cho bố hỏi han, cô con gái kiên quyết không mở miệng (Ảnh Sohu)
Nhìn con gái không vừa ý, người cha càng thêm bất lực. Đứa con bé bỏng ngày nào luôn đu chân cha nũng nịu, giờ đây sao lại khiến anh buồn khổ đến thế.
“Cô giáo nói con đã nghỉ học rất nhiều lần, lần này là lâu nhất. Ngày xưa bố cũng không thích đi học, nên bây giờ mới ra thế này. Bố phải bỏ hết việc để chạy về đây tìm con, con có biết không con gái?”
Đứa con vẫn ương ngạnh không nói gì, dường như những lời thống thiết kia chỉ là nước đổ lá môn. Lúc đó có vài người qua đường cũng đứng lại khuyên nhủ, bảo bố con có việc gì thì về nhà nói chuyện với nhau. Anh trách móc con giữa đường thế này cũng không hay lắm. Họ cũng khuyên con gái mau theo bố về nhà, chăm chỉ học hành. Lời thuyết phục của người qua đường khiến người cha dần không còn trách mắng con gái, vừa kể những điều xấu con gái làm ở trường, anh vừa đưa tay lên lau nước mắt. Nhìn đứa con gái khờ khạo không hiểu lòng cha mẹ, người cha hùng hổ mạnh mẽ vậy không kìm được nước mắt.
Dù bố có lớn tiếng hay nhũn nhặn, cô bé vẫn giữ nguyên thái độ (Ảnh QQ)
Sự cố chấp của con gái đã mang lại rất nhiều gánh nặng cho gia đình vốn không vững chắc. Hai vợ chồng vất vả kiếm tiền bên ngoài, không tránh khỏi việc bỏ bê kỷ luật của con gái, đến bây giờ họ mới hối hận.
“Con nhất định không nghĩ đến cảm giác của ta sao? Bố từ xa chạy đến đây, trên đường suýt tông xe vào người khác. Trong lòng bất an chỉ mong con đi đâu đó, vậy mà giờ con thế này…”
Thấy con gái không nói gì, đau khổ đứng sang một bên, người cha không đành lòng tiếp tục trách mắng, dù lúc này vô cùng phẫn uất. Cuối cùng người qua đường khuyên nhủ mãi, cô con gái mới chịu leo lên xe đi cùng bố, từ đầu đến cuối nhất định không mở miệng nói lời nào, cứ như bố cô là không khí trước mặt.
Nhìn thấy đứa con khờ khạo trước mắt, người cha không khỏi trào lệ (Ảnh SOhu)
Trẻ em trong thời kỳ nổi loạn là một vấn đề đau đầu, nhất là đối với những “đứa trẻ bị bỏ rơi”, những đứa trẻ vì hoàn cảnh mà cha mẹ phải gửi chúng cho ông bà từ bé. Sự tồn tại của chúng là sự bất lực của cha mẹ, gia đình. Có người cho rằng nếu ccon không chịu được khó khăn trong học tập thì cứ cho nó chịu những vất vả của cuộc sống. Người lại nói có lẽ cha con xa cách đến mức lời nói của người cha chẳng còn chút trọng lượng nào. Người bố này đã rất kiềm chế, nếu là người khác thì có khi sẽ khác. Một số người suy đoán rằng loại học sinh trốn học nhiều lần như thế này chắc hẳn phải có bạn bè xấu rủ rê.
Việc giáo dục con cái ở tuổi vị thành niên luôn là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với các bậc cha mẹ, đối mặt với một đứa trẻ ngỗ ngược như vậy thì có thể làm được gì? Đầu tiên, trẻ sẽ có tâm lý nổi loạn, phần lớn là chống chọi với môi trường thực tế. Tốt hơn hết là cha mẹ nên suy nghĩ về cách tạo kênh thông tin cho chúng. Giao tiếp hiệu quả giữa cha mẹ có ý nghĩa hơn bất kỳ hành động nào.
Ảnh QQ
Thứ hai, trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở đang ở giai đoạn “bán trưởng thành”. Chúng khao khát trưởng thành và độc lập, nhưng không thể thực sự độc lập. Chúng tràn đầy năng lượng và không có nơi nào để trút bỏ. Chúng háo hức tìm kiếm sự kích thích, và dễ nhạy cảm và phấn khích khi gặp vấn đề. Sự giáo dục của giáo viên ít hữu ích hơn nhiều so với sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ về mặt này. Đối với những đứa trẻ xa cha mẹ từ nhỏ, trái tim của chúng sẽ nhạy cảm và mỏng manh hơn, vì vậy khi đến tuổi dậy thì, chúng cũng sẽ có những hành vi nổi loạn hơn. Những đứa trẻ này cần sự an ủi và hướng dẫn lâu dài của những người xung quanh. Tất nhiên, với sự phát triển và tiến bộ của thời đại, những tình huống như vậy sẽ chỉ ngày càng ít đi mà thôi, suy cho cùng, là cha mẹ, không ai muốn con mình tránh xa mình.
Người cha hỏi cô con gái trước mặt với giọng nghẹn ngào. Không biết cô con gái cảm thấy thế nào khi nhìn người cha bụi bặm và nghe những lời mắng mỏ của người cha. Nhưng điều có thể biết được là giọt nước mắt của người cha, không chỉ vì vất vả mà còn vì lo lắng cho sự an toàn và tương lai của con cái.
Nguồn QQ