Biến căng: Ông lớn Thái Lan chuẩn bị rót 20.000 tỷ vào VN, sắp chiếm luôn thị trường về lĩnh vực này

Việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam (nay đã đổi tên là GO!) từng thông báo ngưng nhập hàng may mặc Việt cùng trào lưu tỷ phú Thái đổ xô vào đầu tư ở Việt Nam làm dấy lên lo ngại thị trường Việt sẽ bị Thái nuốt chửng.

Hôm 11-7, Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan được nhiều người biết đến qua ᴛʜươпց vụ chi hơn 1 tỉ đô la thâu tóm chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỉ đồng vào thị trường Việt Nam trong 5 năm tới.

Kế hoạch rót thêm vốn đầu tư của nhà bán lẻ đến từ xứ chùa vàng này nhằm để thúc đẩy doanh số tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2026 lên 65.000 tỉ đồng, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh trong lĩnh vực thực phẩm và kinh doanh trung tâm thương mại.

Với việc rót thêm vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, Central Retail cho biết sẽ nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành hiện nay lên 55 tỉnh thành cả nước.

Các tập đoàn lớn của Thái bao gồm CP, ThaiBev, Central, Boon Rawd, PTT và SCG đã đầu tư hàng trăm tỷ baht tại Việt Nam, theo The Nation.

Hiện hai đại gia Thái Lan là tập đoàn Central Group và tập đoàn BCJ Group đã sở hữu hơn 50 siêu thị và hàng loạt cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.

Central Group của gia đình tỷ phú Chirathivat người Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam năm 2016, với tổng số 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và một trang thương mại điện tử với giá 1,05 tỉ đô la. Central Group cũng mua phần lớn cổ phần của Công ty Điện máy Nguyễn Kim.

BCJ Group thì mua lại Mertro Việt Nam gồm 19 siêu thị và các bất động sản liên quan với giá 876 triệu đô la.

Trong lĩnh vực đồ uống, tỷ phú Thái của tập đoàn ThaiBev đã thâu tóm Sài Gòn Beers (Sabeco) vào năm 2017.

Berli Jucker, một công ty con của ThaiBev, đã đầu tư nhiều tỷ baht vào một nhà máy chai thủy tinh và các khoản đầu tư khác tại Việt Nam.

Tập đoàn CP thì đang mở rộng kinh doanh thực phẩm và nông nghiệp tại Việt Nam với kế hoạch đầu tư 250 triệu đôla Mỹ để nuôi và chế biến gà.

PTT và SCG đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng cũng như các lĩnh vực năng lượng và hóa dầu, trong khi Boon Rawd đã đầu tư 40 tỷ baht vào ngành công nghiệp nước giải khát của Việt Nam.

Các nhà đầu tư lớn khác của Thái Lan bao gồm tập đoàn Amata trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp; Gulf trong lĩnh vực năng lượng, tập đoàn Wha ở các khu công nghiệp và B Grimm trong năng lượng tái tạo.

Dường như chưa có thống kê về lợi nhuận Việt Nam đạt được kể từ sau khi Thái Lan đổ xô vào đầu tư.

Tuy nhiên riêng trong lĩnh vực thị trường bán lẻ, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại cho hàng Việt.

Các doanh nghiệp cho truyền thông Việt Nam hay rằng sau khi các tỷ phú Thái mua xong siêu thị Việt Nam, họ dần dần đưa hàng Thái Lan vào, đẩy hàng Việt Nam ra khỏi kệ.

Các siêu thị Big C tại Việt Nam từ thời điểm 2016 đã tràn ngập hàng Thái Lan, từ nước giặt, nước xả vải, đồ gia dụng, nước mắm, giầy dép, gạo, bánh kẹo…, đến tăm, theo ghi nhận của phóng viên báo Dân Trí.

Theo Dân trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *