Tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec của Trung Quốc đã rút khỏi thỏa thuận trị giá 500 triệu USD để liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga, vì lo ngại bị nhắm mục tiêu bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây áp đặt lên Moscow.
Vào ngày 24/2, Theo báo giới, Nga hiện đang dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nước này sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại U-cờ-rai-na.
Từ trước đến nay, Trung Quốc được coi là đồng minh chủ chốt của Nga trong cuộc chiến với phương Tây. Trước thềm chiến dịch quân sự của Nga chống lại U-cờ-rai-na, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Bắc Kinh trước thềm Thế vận hội Mùa đông để tái khẳng định cam kết của họ với nhau. Kể từ đó, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga đã ra tuyên bố chung nói rằng “không có giới hạn” đối với quan hệ Nga – Trung.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn được cho là đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống lại phương Tây. Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào U-cờ-rai-na, 2 nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Bắc Kinh trước thềm Thế vận hội Mùa đông, nơi mà họ tái khẳng định các cam kết với nhau. Sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga ra tuyên bố chung nói “không có giới hạn nào” trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc hủy bỏ khoản đầu tư 500 triệu USD gần đây của tập đoàn lọc hóa dầu Bắc Kinh Sinopec vào một nhà máy liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga ở Trung Quốc tên là Sibur, khiến cho Moscow thiệt hại đáng kể đang làm dấy lên câu hỏi về việc liệu Moscow có thể dựa vào Bắc Kinh để lách trừng phạt hay không.
Theo báo chí, một trong những giám đốc và nhà đầu tư của Sibur là Gennady Timchenko, đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga. Tỷ phú Nga cũng bị phương Tây đưa vào danh sách trừng phạt hồi tháng 2 sau khi Tổng thống Nga tuyên bố triển khai quân đội Nga tới các nước cộng hòa riêng biệt Donestk và Luhansk ở miền đông U-cờ-rai-na.
Quyết định của Sinopec được đưa ra sau khi tham dự cuộc họp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có sự tham dự của cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Một giám đốc điều hành tại Sinopec trả lời phỏng vấn trên Reuters rằng: “Công ty sẽ nghiêm túc tuân theo chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng U-cờ-rai-na“.
Kể từ khi n/ổ ra xung đột Nga- U-cờ-rai-na, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow, khẳng định sẽ duy trì trao đổi kinh tế và thương mại bình thường với Nga, đồng thời từ chối lên án hành động của Moscow ở U-cờ-rai-na.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn cảnh báo các công ty Trung Quốc cố gắng tránh các lệnh trừng phạt, buộc họ phải thận trọng khi đầu tư vào Nga, theo giới quan sát.
Việc Trung Quốc hủy bỏ khoản đầu tư 5 tỷ USD được cho là sẽ gia tăng áp lực lên nền kinh tế Nga vốn đang phải vật lộn với các lệnh trừng phạt chưa từng có từ Mỹ và phương Tây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ sự ủng hộ đối với Moscow trong cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Biden cảnh báo Bắc Kinh không giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc hỗ trợ quân sự cho Moscow.