Sau khi phát hiện người nhà bệnh nhi đang dùng điện thoại quay lại mình, nữ bác sĩ đã lập tức cất điện điện thoại đi.
Có những thứ mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là sự thật, vậy nên muốn xác định điều gì đó còn mơ hồ, chưa chắc chắn, người ta mới cần đến “ba mặt một lời”. Mới đây cư dân mạng đang truyền tay nhanh chóng đoạn video ghi lại cảnh bác sĩ vừa bấm điện thoại vừa cấp cứu cho em bé 3 tuổi đang пցᴜʏ ƙịᴄʜ tại Bệnh viện.
Trước sức ép của dư luận, nhiều người cho rằng bác sĩ này vô trách nhiệm, tuy nhiên sau khi trích xuất camera từ phía bệnh viện, ai nấy cũng đều ngợi khen hành động của bác sĩ.
Được biết, hình ảnh này được người nhà đăng tải lên mạng xã hội vào ngày 16/7/2022 với nội dung: “Y tá vừa cấp cứu cho вệпʜ пʜâп ʋừа пցʜịᴄʜ điện thoại”.
Theo nội dung đoạn video thì lúc vào khoảng 9 giờ sáng ngày 15/7/2022, một đứa trẻ 3 tuổi được chuyển đến Bệnh viện để cấp cứu. Tuy nhiên do tình hình sức khỏe cháu bé quá nặng nên bệnh viện đã lập tổ ᴄấρ ᴄứᴜ, вάο ᵭộпց ᵭỏ ƙʜẩп ᴄấρ từ 11h sáng, đến 12h45 bệnh viện yêu cầu gia đình ký giấy cam kết. Trong thời gian này, các y bác sĩ tiếp tục thực hiện hồi sức tim phổi và các biện pháp cấp cứu liên quan.
Vào khoảng 14h55 phút, người nhà của bệnh nhi xuất hiện và dùng điện thoại quay lại khoảnh khắc nữ bác sĩ vừa bấm điện thoại vừa bóp bong bóng hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhi.
Nguồn hình: Sohu
Sau khi phát hiện phụ huynh đang quay lại mình bác sĩ đã lập tức cất điện điện thoại đi. Đoạn clip thu hút sự chú ý rất lớn của cộng đồng mạng, nhiều người lên tiếng chỉ trích sự vô trách nhiệm của bác sĩ, đặc biệt còn là Phó trưởng khoa Nhi của Bệnh viện. Được biết bệnh nhi đã không qua khỏi vào lúc 15h40.
Sau sự việc ồn ào này, phía bệnh viện đã trích xuất lại camera và cận cảnh màn hình điện thoại của bác sĩ trong thời điểm đó thì nhận ra lúc đó không phải đang nghịch điện thoại mà là đang gọi điện gọi thêm người tới giúp đỡ sau một khoảng thời gian dài cấp cứu. Khi phát hiện người nhà quay video lại, sợ sẽ gây hiểu lầm nên cô mới cất điện thoại đi. Sau đó, cô đã phải chạy ra ngoài để gọi thêm người tới giúp. Để chứng minh, phía bệnh viện đã show ra hình ảnh chụp màn hình cuộc gọi vào thời điểm đó của bác sĩ.
Nguồn hình: Sohu
Rất may nhờ có bằng chứng rõ ràng, bác sĩ đã thoát khỏi sự hiểu lầm của người nhà và dư luận. Ngẫm đi ngẫm lại thì bác sĩ nào cũng mong muốn cứu người, chẳng ai trong thời điểm đối diện với cánh cửa ᵴι̇пʜ ᴛử của bệnh nhân mà có thể thản nhiên bấm điện thoại trước mặt đồng nghiệp, người nhà và bệnh nhi.
Sau khi nhận được lời giải thích của bệnh viện, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận ngợi khen bác sĩ như:
– Làm bác sĩ đã vất vả áp lực lắm rồi, mình mới là sinh viên đi lâm sàng thôi cũng áp lực ngập đầu. Vậy nên không có bác sĩ nào lúc cấp cứu mà chơi điện thoại đâu ạ.
– Mình không nghĩ bác sĩ ngồi phòng cấp cứu lại có thời gian, tâm tư để nghịch điện thoại đâu. Chuyện gì cũng nên nhìn từ 2 phía.
– Những y bác sĩ trực ở khoa Cấp cứu mới thực sự đáng nể. Ban đầu đưa người nhà hoặc chính bản thân đến cấp cứu có thể các bạn sẽ cảm thấy không thoải mái hay thậm chí là khó chịu vì cho rằng thái độ của bác sĩ quá hời hợt, nhưng thực ra họ là đang giữ bình tĩnh để x.ử lý vì hàng ngày họ phải đối mặt với biết bao những пցᴜʏ ʜι̇ểᴍ, nhìn thấy người giây trước còn đang sống đó giây sau đã tắt thở nên cảm xúc của họ bắt buộc phải chai lì.
Nếu là mình, dù có học giỏi đến đâu mình cũng không bao giờ dám làm bác sĩ, nghĩ đến những người những sự việc sẽ phải trải qua trong quá trình làm việc là mình đã thấy sợ và thực sự nể phục những vị bác sĩ này.
Dù biết rằng trong những tình huống phải đối diện với nỗi đau mất đi người thân, nhiều gia đình sẽ không đủ tỉnh táo để xác định sự thật đúng sai. Rất may trong trường hợp ở bài viết trên, bệnh viện đã kịp thời có đầy đủ bằng chứng để chứng minh nữ bác sĩ có hành động bấm điện thoại khi đang cấp cứu bệnh nhân là bị oan, nếu không câu chuyện này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh bác sĩ nói riêng và nền y tế nước nhà nói chung.
Theo webtretho