Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình khoảng 85 tuổi, thuộc nhóm có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhờ những món ăn sau đây.
Người ta vẫn thường nói rằng muốn có một cơ thể khỏe mạnh phải tăng cường vận động, chăm tập thể dục thể thao. Còn người Nhật lười tập thể dục tại sao vẫn sống thọ. Thực ra, người Nhật rất quan tâm đến sức khỏe. Dù ít chơi thể thao, tập thể dục nhưng họ thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, có 7 món nằm trong danh sách thực phẩm yêu thích của người Nhật, giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Natto
Natto là một món ăn đặc trưng của Nhật Bản. Nó là thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình người Nhật. Hiện nay, natto đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người không thích hương vị của nó.
Natto là đậu nành được lên men. Nó giàu vitamin B12 và protein, phù hợp với cả người theo chế độ ăn chay. Việc lên men đậu nành giúp làm giảm các thành phần ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như axit phytic.
Mặc dù natto không có tác dụng thần kỳ như những lời đồn đại như tan huyết khối, hạ lipid máu, thông mạch nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nattokinase trong natto rất có lợi cho người mắc các bệnh mãn tính. Tiêu thụ khoảng 2-3 muỗng natto mỗi ngày có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Lá phong
Không phải loại lá phong nào cũng ăn được. Người Nhật không ăn lá phong đỏ mà chỉ ăn lá phong vàng vì loại này có gân lá mềm hơn, dễ ăn hơn. Đặc biệt, lá phòng vàng khi ướp với muối cũng không bị đổi màu nên sẽ đẹp hơn sau khi chế biến.
Theo nghiên cứu, lá phong chứa chiết xuất glycoside, có tác dụng quan trọng trong việc ngăn ngừa teo não, sửa chữa chức năng thần kinh. Việc bổ sung glycoside giúp cải thiện các bệnh liên quan đến não bộ khi tuổi tác tăng lên, ngăn ngừa di chứng độ quỵ, bệnh mất trí nhớ ở người già, mất ngủ…
Hải sản
Nhật Bản là quốc gia có lượng tiêu thụ hải sản cực lớn. Ước tính mỗi người Nhật ăn hơn 100kg cá/năm, cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ gạo và hải sản trung bình của thế giới. Hải sản tươi sống thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của người Nhật, đặc biệt là các loại cá biển sâu. Trong cá biển sâu rất giàu dinh dưỡng, nhiều DHA và EPA có tác dụng bổ máu, bổ não.
Các loại hải sản khác như bạch tuộc, mực, tôm, cua, cá thu, hàu… rất giàu axit amin, taurine, giúp giảm cholesterol trong máu và giảm chất béo trung tính.
Người Nhật thường ăn cá biển sâu khoảng 2-3 lần/tuần với nhiều cách chế biến khác nhau nhưng phổ biển nhất là ăn sashimi hoặc sushi để giữ nguyên vẹn độ tươi ngon của chúng.
Rong biển
Tảo bẹ, rong biển… cũng là thực phẩm yêu thích của người Nhật. Chúng giàu các nguyên tố vi lượng, chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp và tiểu đường.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn rong biển mỗi năm. Mỗi chén rong biển chứa từ 2-9g protein, một số loại rong biển còn cung cấp kali nhiều hơn chuối. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa lượng i-ốt tự nhiên hữu ích cho tuyến giáp. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cũng kết luận rằng, rong biển cũng có thể điều chỉnh mức estrogen và estradiol có thể liên quan đến nguy cơ ung thư vú.
Cơm
Người Nhật hiếm khi ăn cơm nóng và cơm của họ thường được để nguội hoặc để trong tủ lạnh trước khi ăn. Sau khi cơm được làm lạnh, cấu trúc của gạo sẽ thay đổi và hàm lượng tinh bột kháng sẽ tăng lên. Chất này không dễ tiêu hóa. Sau khi ăn, cảm giác no sẽ nhiều hơn một chút và không dễ bị đói. Ở một mức độ nhất định, nó có thể kiểm soát sự thèm ăn, và sau đó hạn chế lượng calo, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Trà xanh
Thói quen uống trà xanh mỗi ngày cũng là bí quyết giúp người dân ở xứ sở hoa anh đào sống lâu. Theo nghiên cứu, trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 30%. Đây là một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người dân nơi đây. Thức uống này giúp detox cơ thể, tinh thần thoải mái và làm đẹp da. Người Nhật thường uống trà ở nhiệt độ vừa hoặc thấp vì uống trà quá nóng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
Dưa muối
Người Nhật dùng cám gạo để muối dưa. Là hỗn hợp lên men của cám gạo rang, muối, tảo bẹ (kombu) và các thành phần khác. Toàn bộ rau củ được khuấy đều trong hỗn hợp và ủ từ một ngày đến vài tháng. Kết quả cho ra loại dưa giòn, mặn và thơm, thường được rửa sạch và thái lát trước khi sử dụng. Loại dưa muối này chứa ít muối, giàu lactobacillus và được cho là giúp dễ tiêu hóa.
Nguồn : https://phunutoday.vn/nguoi-nhat-it-tap-the-duc-nhung-van-tre-lau-song-tho-nho-an-nhieu-7-mon-so-3-cho-viet-ban-rat-nhieu-d312767.html