Nông sản “đạt chất lượng VietGAP” với bao bì là rau củ Việt Nam nhưng thực chất lại có xuất xứ từ… Trung Quốc. Những loại rau củ bị k.i.n.h h.o.à.n.g tráo nguồn gốc này không chỉ được bán ra ngoài chợ lẻ, mà còn bán cho hệ thống siêu thị lớn.
Xe Bách Hóa Xanh tới nhận nấm từ Đông A (ảnh lớn), nhiều loại nấm, rau cải, cà rốt… xuất xứ Trung Quốc bị xé bao bì đổi tên “tung” ra thị trường – Ảnh: BÔNG MAI
Với giá khá rẻ, thậm chí chỉ bằng một nửa so với hàng Việt cùng chủng loại, nguồn cung lại dồi dào, nhiều mặt hàng nông sản Trung Quốc được các nhà cung cấp cho thay tên đổi họ, “hô biến” thành nông sản Việt để đưa vào bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi với giá cao như hàng Việt.
“Hô biến” hàng Trung Quốc thành hàng Việt
Vào tháng 8-2022, sau khi ứng tuyển làm công nhân tại xưởng của Công ty CP sản xuất t.h.ư.ơ.n.g mại Đông A (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM), đơn vị chuyên cung cấp rau củ cho nhiều siêu thị lớn và các cửa hàng tiện lợi, chúng tôi đã ghi nhận nhiều điều bất thường.
Từ 7h30 sáng, nhìn từ ngoài cửa vào là hình ảnh các công nhân đang lặt, sơ chế rau củ xanh tươi để cho vào khay, bọc túi sạch đẹp và nhãn dán. Mọi chuyện dường như bình thường, song đằng sau khu sơ chế rau củ là một căn phòng nhỏ có cửa ra vào riêng biệt chuyên sơ chế hàng loạt loại nấm.
Vào bên trong phòng nhỏ, chị H. (công nhân, giới thiệu đã làm việc hơn một năm tại cơ sở) kéo một khay lớn đựng nấm hải sản nhãn hiệu Bạch Tuyết Ready Food rồi hướng dẫn chúng tôi xé túi ni lông in nhãn gốc, chuyển toàn bộ nấm vào một túi ni lông khác có dán tem “tươi ngon” và thông tin của Công ty Đông A.
Để làm khay lẩu nấm thập cẩm, ngoài việc xếp nấm bào ngư, nấm đùi gà, hành lá và ớt đỏ lên khay, chúng tôi còn phải xé các túi nấm kim châm có in nhãn hiệu Everlife xuất xứ Trung Quốc ra khỏi túi gốc rồi đặt vào khay.
Sau khi cân đủ 300 gam/khay lẩu nấm, công nhân tiếp tục cuốn màng bọc t.h.ự.c p.h.ẩ.m cho khay, rồi dán tem mới của t.h.ư.ơ.n.g hiệu Đông A, chứa nội dung “Tươi ngon từ nông trại đến bàn ăn” và có logo thể hiện đạt chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ NN&PTNT ban hành).
Cũng trong căn phòng nhỏ này, nơi mà người bên ngoài không thể nhìn vào, chúng tôi tiếp tục được hướng dẫn xé các túi “nấm linh chi trắng” loại 125gam, với tem ghi rõ “xuất xứ Trung Quốc” (do Công ty TNHH Lợi Hào Gia với địa chỉ rõ ràng, nhập khẩu và phân phối) rồi đặt vào khay nhựa mới, thêm nấm để cân đủ 150gam.
Sau đó, dán nhãn “Tuoingon Vegetable”, kèm thông điệp “tươi từ nông trại ngon tới bàn ăn”, đồng thời đổi tên nấm từ linh chi sang ngọc châm. Dấu vết xuất xứ Trung Quốc đã bị biến m.ấ.t. Bày tỏ thắc mắc về việc giấu nhãn, đổi nguồn gốc, một nam công nhân nháy mắt tiết lộ “để đôn giá lên”.
Trong giờ nghỉ ngơi trưa, khi chúng tôi thắc mắc số nấm vừa đóng gói vào buổi sáng có phải hàng Trung Quốc không, một nữ công nhân (giới thiệu đã làm ở xưởng khoảng hai năm) khẳng định: “Thì đúng rồi, nấm trong này toàn là Trung Quốc”. Người này còn cho biết vì tháng 7 âm lịch, nhiều người ăn chay nên nấm bán chạy.
Dù tráo đổi nguồn gốc, nhưng trên website Công ty Đông A vẫn tự hào về sứ mệnh “Truyền tải hào khí Đông A – gắn kết cộng đồng, là một mắt xích q.u.a.n t.r.ọ.n.g trong chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam giúp gia tăng giá trị và pha’t triển bền vững nông sản Việt Nam”.
Rau củ xuất xứ Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối Hóc Môn – Ảnh: BÔNG MAI
Hàng Trung Quốc vào siêu thị với nhãn hàng Việt
Dựa vào thông tin, địa chỉ trên các bao bì nấm, trong vai người cần mua nấm để bán cho siêu thị, chúng tôi đến vựa nấm Lợi Hào Gia bên trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức để tìm hiểu. Ở vựa này cung cấp sỉ nhiều loại nấm khác nhau như: nấm kim châm Everlife, nấm hải sản Bạch Tuyết, nấm đùi gà, nấm linh chi nâu/trắng, nấm đông cô tươi…
Khi nói chuyện, một người đàn ông làm việc tại vựa này khẳng định toàn bộ là nấm Trung Quốc, không có nấm nước khác. “Chỉ có bao bì là của tụi nó thôi, nó mua nấm của tụi anh về, nó cắt cái bao ra, nó lộng cái bao của tụi nó vô, hút chân không lại một cái là của nó”, một người khác cũng làm việc tại đây khẳng định.
Khi nghe hỏi những bao nấm có xuất xứ Trung Quốc bị đổi thành t.h.ư.ơ.n.g hiệu Đông A, có xuất xứ Việt Nam và dán nhãn VietGAP, sẽ được đưa đi đâu tiêu thụ, chị H. (công nhân làm việc tại một xưởng của Công ty Đông A) cho biết sau khi được “thay áo mới”, số nấm có xuất xứ Trung Quốc sẽ được giao cho Bách Hóa Xanh vào buổi chiều.
Đúng như lời chị H., khoảng 3h chiều cùng ngày xuất hiện một xe tải dừng trước cửa cơ sở, sau đó hai người mặc áo có in chữ “Toàn Tín logistics” tới chất hàng lên xe. (Công ty CP logistics Toàn Tín là thành viên của Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động – “mẹ” của chuỗi Bách Hóa Xanh – PV).
Qua nhiều ngày quan s.á.t, chiếc xe đặc trưng màu xanh lá với dòng chữ Bách Hóa Xanh màu vàng thường xuyên đậu trước cơ sở này vào khung giờ cố định để nhận nấm. Để hiểu rõ hơn, PV đã bám theo xe Bách Hóa Xanh khi bă’t đầu lấy xong hàng và chạy đi từ xưởng của Công ty Đông A (TP Thủ Đức).
Sau thời gian di chuyển, chiếc xe này đã chạy thẳng tới kho trung tâm của Bách Hóa Xanh ở đường Trần Đại Nghĩa (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Theo quan s.á.t, sản phẩm nấm mang t.h.ư.ơ.n.g hiệu Đông A nhanh chóng được nhân viên của Bách Hóa Xanh chuyển xuống xe và tập hợp lại.
Một nhân viên bốc dỡ hàng tại đây cho biết sản phẩm sẽ được phân phối tới các cửa hàng của đơn vị. Lúc này, bên trong kho hàng còn rất nhiều xe khác mang t.h.ư.ơ.n.g hiệu Bách Hóa Xanh.
Công nhân thay bao bì nấm hải sản xuất xứ Trung Quốc thành nhãn “Tươi ngon” của t.h.ư.ơ.n.g hiệu Đông A (Việt Nam) – Ảnh: BÔNG MAI
“Đội lốt” xuất xứ để dễ tiêu thụ, bán giá cao?
Ghi nhận tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) cho thấy ngoài những loại rau củ được đưa về từ nhiều vùng miền trên cả nước, còn có các loại rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc như cải thảo, bắp cải, hành tây, cà rốt, củ cải trắng… Tuy nhiên, hầu hết đều được người bán “thay tên đổi họ” khi bán ra.
Cụ thể, phần lớn các loại rau củ chỉ giữ được xuất xứ Trung Quốc khi đang đựng trong thùng, bao và nằm trên xe, nhưng khi đã được giao tới vựa của các tiểu t.h.ư.ơ.n.g, công đoạn đổi xuất xứ cũng bă’t đầu.
Tại một vựa rau ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, một người đàn ông tháo băng keo in chữ Trung Quốc ra khỏi bịch cải thảo và bắp cải, rồi cắt gọt cho đẹp mắt để xếp lên thành từng đống lớn. Một tiểu t.h.ư.ơ.n.g tên H. tới giới thiệu “với hành tây, giá sỉ là 15.000 đồng với hàng Trung Quốc, nhưng hàng Đà Lạt có giá gấp đôi”.
Ngoài giá rẻ, tiểu t.h.ư.ơ.n.g này cũng cho biết vào thời điểm này, hành tây Đà Lạt đa phần còn non, chưa kể gặp trời mưa nên bị ảnh hưởng, mua về để khoảng năm ngày sẽ bị xì, “còn hàng Trung Quốc để vô tư” đến nửa tháng vẫn không sao.
“100 người chỉ có được 3 – 4 người lấy hàng Đà Lạt, người ta mua số lượng lẻ 2 – 3 ký ăn thôi, vì giá cao quá. Còn bán là bán hàng này (Trung Quốc – PV) không hà”, chị H. chia sẻ.
Chỉ vào hai giỏ cải thảo Đà Lạt và Trung Quốc xếp cạnh nhau, chị H. lấy lên một cây cải thảo và nói: “Đây em nhìn coi nè, hàng Trung Quốc nhìn tươi, đẹp hơn”. Nhìn vẻ ngoài có thể thấy cải thảo Trung Quốc to hơn, phần đầu bắp cải có màu xanh lá rất đậm chứ không bị ngả vàng.
Cũng theo chị H., giá sỉ cho cả loại Đà Lạt lẫn Trung Quốc là 15.000 đồng/kg, nhưng cho biết: “Trước giờ chị thấy người ta đi chợ mua đồ người ta toàn mua cải thảo Trung Quốc vì để được lâu”. Theo đó, cải thảo Đà Lạt chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày, trong khi cải thảo Trung Quốc 5 – 6 ngày vẫn còn tươi.
Chị Linh (chợ đầu mối Hóc Môn) cũng cho biết trên các thùng cà rốt, khoai tây, hành tây hay các loại trái cây như nho, táo… nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có ghi chữ China (Trung Quốc), nhưng khi bỏ thùng đi, chuyển về chợ lẻ, khi bao bì được xé bỏ thì khách hàng khó biết xuất xứ vì hình thức không quá khác biệt với hàng cùng loại có xuất xứ ở nước khác.
“Người dân có tâm lý e ngại nông sản Trung Quốc nên khi bán lẻ, hầu hết người bán sẽ không nói là hàng Trung Quốc mà quảng cáo là hàng Đà Lạt, hoặc với trái cây như nho, táo sẽ là hàng Mỹ, Nhật… Khi chuyển “hộ khẩu” thành công, giá bán hàng Trung Quốc có thể tăng gấp đôi, gấp ba, dễ dàng móc túi người dùng”, chị Linh nói.
Phanh phui rau VietGAP dỏm: Hàng Trung Quốc VietGAP vào Bách Hóa Xanh – Ảnh 4.
Sau khi lấy nấm ở Đông A (TP Thủ Đức), xe Bách Hóa Xanh chở đến kho trung tâm của đơn vị này ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) – Ảnh: Q.B.
Nhiều nông sản Trung Quốc áp đảo nông sản Việt
Theo đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), lượng hàng Trung Quốc nhập về chợ đạt khoảng 550 tấn/đêm, trong đó nhiều mặt hàng gần như về quanh năm với lượng lớn như khoai tây, cà rốt, cải thảo, tỏi, táo, nho, lê.
Đặc biệt, giá nhiều mặt hàng nông sản Trung Quốc bán sỉ tại các chợ đầu mối ở TP.HCM luôn ở mức thấp so với hàng Đà Lạt hoặc các nước khác.
Chẳng hạn, táo Trung Quốc có giá 35.000 đồng/kg, táo gala Mỹ là 75.000 đồng/kg; lê Trung Quốc 35.000 đồng/kg, lê Hàn Quốc 65.000 đồng/kg; tỏi sen Trung Quốc 25.000 đồng/kg, tỏi Lý Sơn 300.000 đồng/kg; khoai tây vàng Trung Quốc 14.000 đồng/kg, khoai tây hồng Đà Lạt 28.000 đồng/kg…
Vào thời điểm này, trong khi nhiều mặt hàng trong nước đang bị thiếu nguồn cung như hành đỏ Vĩnh Châu, hành trắng và cà rốt Đà Lạt, bông cải trắng Hà Nội…, các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc lại được nhập về áp đảo, giá cả lại rất mềm.
Hành đỏ 25.000 đồng/kg, hành trắng 15.000 đồng/kg, cà rốt 15.000 đồng/kg, bông cải trắng 35.000 đồng/kg… Nếu mua nông sản Trung Quốc với số lượng lớn, giá bán trên còn được giảm thêm.
Bỏ nhãn gốc, lột bỏ bao bì sản phẩm là vι ρнâ.м
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một luật sư trong lĩnh vực t.h.ư.ơ.n.g mại tại TP.HCM cho rằng theo quy định tại nghị định 43/2017/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính x.á.c, phản ánh đúng bản chất hàng hóa.
Hàng hóa nhập khẩu mà nhãn gốc không phù hợp với quy định, các tổ chức và cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
“Như vậy, hành vi xé bao bì, không giữ nhãn gốc, thay đổi nhãn làm sai lệch thông tin so với nhãn gốc đối với sản phẩm nấm nhập từ Trung Quốc của Công ty Đông A như trên là vι ρнâ.м pha’p luật”, vị này kết luận.