Nhằm thu hồi thuế chậm nộp của Tập đoàn FLC, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định cưỡng chế gần 224 tỉ đồng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa 3 tài khoản của Tập đoàn FLC.
Cụ thể ngày 29/7, Cục thuế tỉnh Quảng Bình ban hành 3 quyết định cưỡпց chế gần 224 tỷ đồng đối với FLC. Lý do là công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡпց chế theo quy định.
Tập đoàn FLC vẫn chưa hết sóng gió sau khi cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị ᴛạᴍ ցι̇аᴍ
Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ được thực hiện bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu ρhопց ᴛỏа tài khoản của FLC mở tại OCB chi nhánh Hà Nội, tại VIB chi nhánh quận 1 và BIDV chi nhánh Thanh Xuân.
Trước đó, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Bình xác nhận Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất, trong đó nợ quá hạn 220 tỉ đồng .
Số tiền nợ quá hạn này là của dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình – một trong 10 dự án mà FLC Quảng Bình đang triển khai trên địa bàn hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Cùng với đó trong tháng 7 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án do FLC và công ty liên quan là chủ đầu tư.
Động thái trên nhằm phục vụ quá trình điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC, Công ty CP chứng khoán BOS và các doanh nghiệp có liên quan.
Cổ phiếu FLC hiện đạt 5.960 đồng/cổ phiếu. (Ảnh: FireAnt)
Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính quý 2 của FLC cho biết doanh thu thuần của doanh nghiệp chỉ đạt 576 tỉ đồng, tương đương giảm gần 66% so với cùng kỳ năm trước.
Áp lực từ khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… đều tăng, khiến FLC bị lỗ ròng sau thuế hơn 640 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn còn lãi gần 21 tỉ đồng.
Lũy kế nửa đầu năm, FLC đạt hơn 1.660 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 60% so với bán niên trước, đồng thời lỗ sau thuế hơn 1.100 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 64 tỉ đồng.
Đến cuối tháng 6/2022, FLC đang duy trì số dư tiền và tương đương tiền 299 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 78 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và gần 40 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng bị hạn chế về nguồn vốn khi phải thanh toán toàn bộ số dư nợ vay 573 tỷ đồng tại Ngân hàng OCB và trả hết tổng cộng hơn 1.900 tỷ đồng nợ vay tại Sacombank.
Bị hạn chế trong việc vay vốn ngân hàng, FLC phải vay vốn từ thành viên HĐQT Lê Thái Sâm 621 tỷ đồng và vay mới 185 tỷ đồng từ Tập đoàn Homeliday.
Sau nửa năm, khoản nợ phải trả của tập đoàn tăng gần 15% lên hơn 27.500 tỉ đồng, trong đó khoảng 70% là nợ vay ngắn hạn.
Nguồn: https://arttimes.vn/kinh-te/tap-doan-flc-bi-phong-toa-tai-khoan-ngan-hang-de-cuong-che-thue-gan-224-ti-dong-c6a8729.html