Nhiều cha mẹ không thích cho con đi chân trần vì sợ mất vệ sinh hoặc gặp các chấn thương nhưng trên thực tế, điều này lại đang hạn chế trẻ phát triển ở những điểm này.
Cha mẹ nào cũng muốn chăm sóc và bảo vệ con thật tốt, nên sẽ rất chăm chú từng chi tiết, kể cả việc cho trẻ đi giày dép. Nhiều phụ huynh cho con đi giày từ khi còn bé để bảo vệ chân con. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cứ để trẻ đi chân đất càng thường xuyên càng tốt bởi điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển của bàn chân và cả trí não.
3 điểm khác biệt giữa 1 đứa trẻ đi giày sớm và đứa trẻ đi chân trần
1. Sự phát triển của hình bàn chân
Trước khi bé tập đi, hệ xương chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến xương rất mềm, ngay cả những đôi tất, giày mềm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bàn chân bé. Trong trường hợp bố mẹ chọn giày không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dáng chân của bé, thậm chí có thể khiến bàn chân bị biến dạng.
Ảnh minh họa: Internet
Trẻ đi chân đất cơ bắp và dây chằng ở chân được vận động đầy đủ, chân sẽ thoải mái phát triển Bàn chân hình vòm có rất nhiều lợi ích, nó có thể tạo bước đệm cho việc chạy, nhảy, đi. Ngoài ra, nó còn phân tán lực, tăng cường độ bám vào mặt đất khi di chuyển, giúp trẻ bước đi vững vàng, chắc chắn hơn.
2. Sự phát triển của xúc giác
Trẻ đi chân trần có thể cảm nhận mặt đất tốt hơn, hỗ trợ cảm giác thăng bằng, rèn luyện các cơ bàn chân, độ bám và linh hoạt của các ngón chân, cho phép bàn chân của bé tự do di chuyển và tránh bị kẹt chân.
Như chúng ta đã biết, bàn chân là một bộ phận rất quan trọng trên cơ thể con người, trên đó có rất nhiều huyệt đạo và các đầu dây thần kinh phân bố dày đặc, là cơ quan xúc giác tương đối nhạy cảm trên cơ thể con người. Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển, trong đó, sự phát triển xúc giác là một điểm rất quan trọng trong quá trình này.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn cho trẻ đi tất và đi giày sớm là bạn đang hạn chế sự phát triển của bàn chân của trẻ. Khi trẻ đi bằng chân trần, trẻ sẽ cảm nhận được các cảm giác khác nhau. Điều này rất có lợi cho sự phát triển của dây thần kinh xúc giác ở bàn chân, giúp xúc giác nhạy bén hơn. Hơn nữa, việc đi chân trần cũng giúp bố mẹ quan sát và chỉnh sửa tư thế đi, tư thế đứng của bé một cách rõ ràng hơn.
Khi bé vẫn chỉ tập bò, bé sẽ thường dùng cả tay và chân để cảm nhận và bám chắc vào mặt đất. Trong giai đoạn này, trẻ được bố mẹ cho đi giày sớm sẽ dễ bị ngã trong quá trình tập đi, khó điều khiển được sự thăng bằng của cơ thể hơn những bé đi chân đất. Điều này là do xúc giác của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi giày và tất mang trên chân, khiến bé không cảm nhận được sự thay đổi từ bên ngoài.
3. Phát triển trí não, tăng khả năng thu thập thông tin
Trẻ đi chân trần thì sẽ giúp con thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường sự kết nối của não bộ và các giác quan, trau dồi thêm khả năng khám phá của trẻ với môi trường xung quanh.
Ảnh minh họa: Internet
Sự phát triển trí não của trẻ bắt đầu từ nhận thức, thông qua sự kích thích từ lòng bàn chân. Việc bé đi chân trần sẽ kích thích các giác quan, giúp cho sự phát triển một phần của trí não. Lòng bàn chân là một trong những bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh nhất của cơ thể, từ đó giúp trẻ cảm nhận môi trường xung quanh và học được rất nhiều điều. Ngoài ra còn giúp phát triển cảm giác thăng bằng, cân bằng não bộ và tăng cường sức mạnh của các cơ, khớp.
Việc kích thích xúc giác ở bàn chân có thể cải thiện sự linh hoạt và khả năng phối hợp cơ thể, giúp bé thông minh và nhanh nhẹn hơn.
Đi chân trần có rất nhiều lợi ích, vậy có điều gì bạn cần chú ý không? Đảm bảo mặt bằng sạch sẽ và hợp vệ sinh Làn da của trẻ rất mỏng manh, nhưng bất kỳ chướng ngại vật nào cũng có thể mang đến những nguy cơ mất an toàn rất lớn. Do đó, nếu bạn có em bé đang tập đi ở nhà, bạn phải lau sàn hàng ngày. Tất nhiên, nhiệt độ nền nhà cũng cần được chú ý để không làm bé bị cảm lạnh.
(Theo Sohu)
https://cafef.vn/tre-di-giay-som-va-tre-luon-di-chan-dat-co-su-khac-biet-o-iq-va-2-diem-nay-khi-lon-len-20220428115532577.chn