Nhạc sĩ Huỳnh Anh là con trai của nghệ sĩ đàn kìm cải lương nổi tiếng trong miền Nam – Sáu Tửng. Ông sinh năm 1932 tại Cần Thơ. Ông chính thức theo đuổi con đường âm nhạc năm 1947 với vai trò là tay trống trong 1 nhóm nhạc tại Đà Lạt. Ngoài chơi trống ông còn chơi được rất nhiều nhạc cụ khác như : guitar, piano, kèn, và percussion. Sau năm 1975 ông rời Việt Nam sang Mỹ định cư cùng gia đình.
Những sáng tác nổi tiếng của ông : Mưa rừng, kiếp cầm ca, rừng lá thay chưa, lạnh trọn đêm mưa………Trong các tác phẩm nổi tiếng ấy cũng phải kể đến ca khúc “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” được phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Kiên Giang.
Bài thơ “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” được xuất bản năm 1958 làm xôn xao dư luận một thời. Nhân vật chính trong bài thơ cũng chính là nhà thơ Kiên Giang.
Nhà thơ Kiên Giang tên thật là Trương Ninh Khương, ngày ấy khi tròn 17 tuổi ông từ Rạch Giá lên Cần Thơ để học tiếp lớp đệ nhị Trường trung học tư thục Nam Hưng. Cậu học sinh ngày ấy vốn tính nghệ sĩ lại có hoa tay, nên vẽ vời và viết chữ rất đẹp. Ông được các thầy cô trong trường giao nhiệm vụ phụ trách tờ báo Ngày Xanh. Cùng trường với ông có cô bạn tên Nguyễn Thị Nhiều quê ở Sóc Trăng, người dịu dàng, đằm thắm, tóc dài mà cũng viết chữ rất đẹp nên ông đã rủ nàng vào nhóm viết báo tường chung.
Gia đình cô Nhiều vốn theo đạo Thiên Chúa nên mỗi sáng chủ nhật cô thường bận áo dài tím cài hoa trắn đi lễ nhà thờ ở Cần Thơ. Còn ông mặc dù không theo đạo nhưng sáng nào cũng dậy thật sớm lẽo đẽo theo cô đến tận nhà thờ cho đến khi trở về nhà. Tuy là chỉ trộm nhìn nhau, cười e thẹn nhưng trong lòng 2 người đã dành cho nhau 1 chút cảm tình rồi. Tình yêu thời học sinh ấy cả 2 người luôn giữ kín trong lòng. Cho đến khi chiến tranh nổ ra (1945 – 1954) kéo dài đằng đẵng suốt 9 năm, việc học phải tạm dừng ông lên đường nhập ngũ , trong thời gian đó ông đã lập gia đình.
Đến mãi tận sau này ông mới phát hiện ra sự thật là cô Nhiều vẫn chung thủy đợi ông về. Đến năm 1955 cô nhiều đã gặp mặt ông để nói chuyện trước lúc cô đi lấy chồng. Hai năm sau đó, một lần ông qua Bến Tre công tác vô tình gặp 1 đám cưới trong xóm đạo, trong tâm trí chợt nhớ tới hình ảnh cô Nhiều nên ông đã sáng tác bài thơ “Hoa tím thôi cài lên áo trắng” để xem như trả nợ mối ân tình này với cô.
Đã nhiều lần ông sửa lại đoạn kết cho hình ảnh cô gái trong bài thơ chết đi để ông vẫn giữ nguyên vẹn cho mình mối đẹp ấy. Nhưng thời gian về sau này những lần về Sóc Trăng ông có dịp được gặp lại người cũ và lại lần nữa sửa lại tác phẩm của mình : để chàng trai chết trên chiến trường để không còn vương vấn, lưu luyến mối tình thời học trò ngày xưa nữa.
Nhưng khi nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc lại dựa trên bản gốc của bài thơ sáng tác nên ca khúc “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” thì bài thơ lại lần nữa trở nên nổi tiếng. Đến năm 1998 bà Nhiều qua đời, có người báo tin về nhà ông nhưng vì công tác xa nhà nên ông đã không biết được tin ấy. Ngày về lại Sóc Trăng thắp cho bà nén nhang trên mộ trong sự tiếc nuối đã không được gặp mặt nhau lần cuối.
Phù Sa
22/11/2020