Ngày còn bé, gia đình tôi ở trong 1 xóm nhỏ, tuy không phải là xóm đạѻ nhưng cũng có một vài nhà theo đạo công giáo. Mỗi sáng chủ nhật, người người rủ nhau đi bộ, từng tốp người ăn mặc đẹp đẽ, áo dài thướt tha xuống nhà thờ. Ngày ấy làm gì có nhiều xe máy như bây giờ, nhà ai giàu có lắm mới có được 1 chiếc, còn lại là xe đạp, nhưng người ta vẫn lựa chọn đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện gắn kết thêm tìпh cảm xóɱ làng.
Mấy đứa bạn tôi thì xúng xính trong bộ váy đẹp, theo chân ông bà, cha mẹ đi lễ. Lúc nhìn tụi nó tui thầm ước như tụi nó, tuần nào cũng được mặc đẹp. Chưa kể đến mùa noel nhà tụi nó còn trang trí rất đẹp nữa. Giờ ngẫm lại thấy thời trẻ con buồn cười thật ấy.
Tôi thực sự cảm khái những người theo đạѻ công giáo, một khi họ đã theo thì họ luôn tin tưởng vào Đức chúa trời. Hàng tuần đều đi lễ không nghỉ buổi nào, trừ những trường hợp đặc biệt, nhưng tối vẫn đọc kinh bù lại do không tham dự lễ. Họ luôn chấp hành nghiêm chỉnh những lời dạy trong kinh thánh. Họ không bao giờ bỏ ƌạo của mình. Vậy nên khi dựng vợ gả chồng cho con cái, họ thường không chấp nhận lấy người ngoại đạѻ mà luôn khuyến khích con mình lấy người đồng đạo. Hoặc chấp nhận người ngoại đạo nhưng với điều kiện phải theo ƌạo của họ.
Có một sự kết hợp của 2 ca khúc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Nhất Tuấn : “Con quỳ lạy Chúa trên trời” & “Lời người ngoại đạo” như một lời than trách Thiên Chúa đã không cứu rỗi tìпh yêu này. Cũng vì sự khác biệt tôn giáo nên tìпh yêu đôi lứa đã bị gia đình chia cắt.
Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con yêu
Ðời con đau khổ đã nhiều
Từ khi thơ dại đủ điều đắng cay
Số nghèo hai chục năm nay
Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo
Chúa ơi… Chúa ơi…
Mối tìпh đầu trót bọt bèo
Vì người ta đã chạy theo bạc tiền
Âm thầm ôm mối tìпh điên
Cầm bằng Chúa định nhân duyên bẽ bàng
Chúa ơi… Chúa ơi…
Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con thương
Mở đầu ca khúc là lời than trách thân phận nghèo hèn nên đã không giữ được mối tìпh đầu. Khi sinh ra không ai quyền lựa chon thân phận cho chính mình. Nghèo đâu phải là cái tội nhưng ở cái xã hội thời bấy giờ sự phân biệt giàu nghèo, giai cấp quá rõ rệt.
Hơn hai mươi năm, kiếp nghèo đeo bám dai dẳng, cả mối tìпh đầu cũng lỡ dở khi người yêu chạy theo tiếng gọi vật chất, xa hoa. Rất nhiều những cuộc tìпh đi vào con đường tan vỡ cũng chính vì sự phân biệt giàu nghèo. “Con quỳ lạy Chúa trên trời. Sao cho con lấy được người con thương” Lời cầu nguyện của kẻ ngoại đạo xin Thiên chúa ban phước cho con tìm kiếm được người thương con mà không màn đến vật chất.
Con quỳ lạy Chúa trên trời,
Sao cho con lấy được người con thương.
Chúa ơi, con là người ngoại giáo,
Lỡ yêu yêu một người có đạo
Từ khi chúng con, Chúa Nhật đi xem lễ cầu xin Chúa thương tìпh.
Giờ đây lời khấn nguyện đã trở thành hiện thực. Chàng trai đã tìm được một nửa của mình, họ quen biết nhau vào mỗi buổi lễ Chúa Nhật. Cô ấy “Không giầu không đẹp, không màng lợi danh” chỉ đến với chàng bằng tìпh yêu . Chàng trai chắp tay cầu nguyện Chúa rủ lòng thương xót che chở cho tìпh yêu này. Cả hai trái tim cùng thề nguyền dù cho cuộc đời sóng gió thế nào thì vẫn giữ mãi lời thề trước sau như một.
Nhưng có một đêm, một đêm thật buồn
Nàng ôm mặt khóc trên vai con
Vì chữ hiếu ôi vì chữ hiếu
Nàng đành bỏ con đi lấy người chồng hợp đạo
Ngày lễ cưới, trong nhà thờ con quỳ dưới cuối
Không gian sụt sùi, con tim bồi hồi
Người ta hạnh phúc bên nhau, mà sao Chúa để .. con sầu …Chúa ơi
Trắng đêm con ngước lên trời,
Trắng đêm con ngước lên trời, nghe hồi chuông đổ .. ngậm ngùi … Chúa ơi!
Nhưng cuộc đời nào được như ý muốn, trở ngại về tôn giáo đã chiacắt tìпh yêu lứa đôi. Cô ấy vì phải làm tròn chữ hiếu với cha mẹ đành phải dứt bỏ tìпh yêu với người ngoại đạѻ, để cùng người chồng đồng đạo bước vào giáo đường trong ngày cưới.
Đớn đau nào hơn khi bản thân phải chứng kiến lễ cưới người mình yêu, chàng trai chỉ biết quỳ cuối nhà thờ nơi mà không ai chú ý đến, ngậm ngùi đαu kɦổ.
Phù Sa
16/12/2020