“Ô Mê Ly” ca khúc được mệnh danh “gɨếƫ” nhiều ca sĩ Việt Nam

“Ô mê ly ” là một bài hát có ca từ và giai điệu vui nhộn nhất trong thập nên 70 trở về trước. Được ra đời từ năm 1948, gần 1 thế kỉ trôi qua nhưng vẫn không làm tắt được ngọn lửa nhộn nhịp có trong bài hát. Được trộn lẫn với giai điệu phương tây làm người nghe cảm thấy tràn đầy nhựa sống, và yêu đời hơn.

Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Văn Phụng, ông sinh năm 1930 mấƫ năm 1999. Thuở nhỏ ông là một học sinh xuất sắc, cũng vì chiều theo ý cha mình nên ông đã theo học ngành y. Nhưng vì lòng đam mê âm nhạc từ bé chỉ sau 1 năm theo học ngành y ông đã bỏ học để quay trở lại con đường nghệ thuật. Nếu không vì lòng can đảm, và yêu nhạc có lẽ giờ đây chúng ta không có cơ hội nghe được những tác phẩm có từ vui nhộn như vậy.

Văn Phụng là một nhạc sĩ hoa của làng nhạc Việt. Vào những năm 50 – 60 ông ngược xuôi từ Hà Nội vào Sài Gòn cho ra đời những tác phẩm vui tươi, mang đầy màu sắc mới lạ như : Ghé bến Sài Gòn, Trăng sáng vườn chè, Bức họa đồng quê,….tuy lời ca đều mang âm hưởng quê hương nhưng được phối theo phong cách Tây phương bởi vậy ca khúc được nhiều khán tính giả yêu thích. “Ô mê ly” cũng là một tác phẩm nằm trong số đó.

“Ô mê ly” cũng chính là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Văn Phụng khi ông tròn 18 tuổi, trong một lần ca hát vui đùa với bạn bè trong ban Quân Nhạc. Bài hát được trình diễn trong các vũ trường ở Hà Nội và được mọi người пhiệt tìпh đón nhận. Từ đó mà nhạc sĩ Văn Phụng được nhiều người biết đến hơn.

Được mệnh danh là ca khúc “giếƫ” nhiều ca sĩ Việt Nam bởi tiết tấu ca khúc rất nhanh lại dồп dập khiến các ca sĩ khó xử lý kĩ thuật, đòi hỏi hơi phải thật tốt mới theo kịp được. Điều quan trọng nhất là người ca sĩ phải thể hiện được cái hồn của ca khúc mà người nhạc sĩ đã gởi gắm vào đó. Rất nhiều ca sĩ đã thử hát ca khúc này, mặc dù đã xử lý được kĩ thuật, theo tốt nhịp điệu và tiết tấu, nhưng vẫn không tài nào thể hiện được chất “men” có trong ca khúc bởi vậy họ không bao giờ dám hát lại lần 2 ca khúc này.

Người Trình bày ca khúc này được xem là thành công nhất đó chính là ca sĩ Thái Thanh kết hợp với ban nhạc hợp ca Thăng Long ngày ấy, nhờ có giọng hát trong trẻo, cao vút, thánh thót như sơn ca của Thái Thanh đã khiến “Ô mê ly” trở nên nổi tiếng.

Ô mê ly, mê ly!
Ô mê ly, mê ly đời ta!

Ô mê ly đời sống với cây đàn
Tìпh tíпh tang dạo phím rồi ca vang
Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng
Dục lòng ta dạo khúc ca với đàn

Một chiều mưa ta hát vang “Mưa rơi!”
Rồi cùng ta mưa đáp: “Cho tươi đời!”
Một ngày nắng ta hát vang: “Nắng tươi!”
Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui

Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười
Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời
Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: “Người ơi, đàn đi!”

Ô mê ly, mê ly!
Ô mê ly, mê ly đời ta!

Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng
Có tiếng hát chàng từ đám lúa lướt về
Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng có tiếng cười, đàn ta hòa vang

Ô mê ly, tơ duyên!
Ô mê ly, khúc ca triền miên!

Ô mê ly đời sống bao duyên tìпh
Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh
Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ
Đàn hòa vang tựa sóng xô đến bờ

Đường về thôn em bé vui câu ca
Dục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà
Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi
Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi  

Ca khúc đã miêu tả rất chân thật và đời thực phong cảnh đồng quê, hương đồng gió nội, khiến người nghe như đắm chìm trong cảnh sắc quê hương tươi đẹp. Có đồng lúa, đám lúa, hàng cây, các cô bé cậu bé nô đùa tạo nên bức tranh phong cảnh làng quê mộc mạc, êm đềm. Bài hát như nhắc nhở người nghe ngoài tìпh yêu còn có tìпh đồng chí, bạn bè, làng xóm. Ca khúc nhưng mang lại một cuộc sống tràn đầy năng lượng và ngập tràn tiếng cười.

Gần đây nhất vào cuối năm 2015, bài hát được sử dụng cho bộ phim “Em là bà nội của anh” của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, ca khúc được thể hiện qua giọng ca của ca sĩ Miu Lê, với bối cảnh hồn nhiên, nhí nhảnh đã một lần nữa làm sống dậy ca khúc “Ô mê ly” một thời.

Phù Sa

15/12/2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *